>>"Gã khổng lồ công nghệ" Uber đã “lách luật” như thế nào?

Cổ phiếu của Uber đã tăng 19% sau khi hãng công bố doanh thu tăng gấp đôi

Cổ phiếu của Uber đã tăng 19% sau khi hãng công bố doanh thu tăng gấp đôi

Uber cũng đồng thời đạt cột mốc 122 triệu hành khách và tài xế sử dụng ứng dụng này mỗi tháng. Mảng giao hàng của Uber (chủ yếu là UberEats) tăng 12%, nhưng tốc độ tăng trưởng chậm lại so với năm trước khi mọi người đã bắt đầu ra ngoài nhiều hơn.

Uber đã mất 2,6 tỷ USD từ các khoản đầu tư vào các công ty khởi nghiệp như Zomato và Grab, nhưng các nhà điều hành cho biết tổng thể hoạt động kinh doanh đang ở vị trí mạnh nhất trong nhiều năm.

Ngày càng nhiều người tiêu dùng chuyển sang dịch vụ đi xe khi các chuyến đi chơi trở lại. Uber đã đưa ra một khoản phụ phí nhiên liệu vào tháng 3 để chống lại giá nhiên liệu tăng cao, nhưng điều đó không ngăn được các hành khách vung tiền. Vào tháng 5, Uber kiếm được trung bình 87 USD / khách hàng mỗi tháng, tăng 60% so với năm 2020.

Kinh nghiệm rút ra từ việc này: Đừng để mất mảng kinh doanh cốt lõi - ngay cả khi nó đi xuống đáy.

Khoảng thời gian trước quý này thực sự là một cơn “ác mộng” đối với Uber. Mảng gọi xe vốn lỗ triền miên kể từ khi thành lập hãng tiếp tục gặp hàng loạt vấn đề, từ cách ly do đại dịch, giá xăng tăng cao dẫn tới cước phí tăng cao, người đi xe giảm, tài xế bỏ việc. Việc doanh thu quý vừa rồi tăng cao quả là một tin quá tốt đối với Uber.

UberEats đóng góp nhiều vào lợi nhuận của Uber trong thời kỳ đại dịch

UberEats đóng góp nhiều vào lợi nhuận của Uber trong thời kỳ đại dịch

>>Uber có thể trở thành siêu ứng dụng du lịch không?

Trong khi UberEats đóng góp nhiều vào lợi nhuận của Uber trong thời kỳ đại dịch, mảng gọi xe cuối cùng cũng đã vượt qua doanh thu của mảng giao hàng trong quý đầu tiên và sẽ tiếp tục xu hướng này trong quý 2. Giờ đây, Uber đang tuyển dụng tài xế mới trước mùa thu bận rộn bằng cách bổ sung các tính năng dành cho tài xế được yêu cầu nhiều như khả năng xem giá cước trước.

NHƯ VẬY LÀ:

Việc Uber “nhỏm” dậy cũng là một tin tốt với các hãng gọi xe ở Việt Nam như Grab, Gojek hay be. Thời gian vừa qua, các hãng này cũng lặp lại đúng con đường mà Uber phải trải qua, bao gồm giá cước tăng, khách hàng bỏ đi và cả việc tài xế tắt ứng dụng hàng loạt. Nay Uber có lãi sẽ là một niềm tin vào “ánh sáng cuối đường hầm” cho các hãng gọi xe Việt Nam.