>> Việt Nam hướng đến điện gió, khí hóa lỏng và giảm điện than

Do thiếu các hợp đồng dài hạn, các nhà nhập khẩu sẽ buộc phải mua LNG từ thị trường giao ngay với mức giá cao hơn nhiều, đẩy giá LNG tăng cao.

p/Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí đến 2035, Việt Nam sẽ cần nhập 1-4 tỷ m3 khí LNG/năm trong giai đoạn 2021-2025 (PVGas là đơn vị duy nhất tại Việt Nam sản xuất, kinh doanh và phân phối LNG)

Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí đến 2035, Việt Nam sẽ cần nhập 1-4 tỷ m3 khí LNG/năm trong giai đoạn 2021-2025 (PVGas là đơn vị duy nhất tại Việt Nam sản xuất, kinh doanh và phân phối LNG)

Vì đâu nên nỗi?

Thế giới cảm nhận rõ ràng hơn khi dòng chảy khí đốt Nga- Châu Âu bị tắc nghẽn do chiến sự Nga- Ukraine. Để đối phó với mùa đông khắc nghiệt, Châu Âu vơ vét LNG cả trên thị trường giao ngay, khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm.

Thống kê của hãng tin Anadolu Agency có trụ sở tại Thổ Nhĩ Kỳ cho hay, Châu Âu đã mua LNG với số lượng tăng thêm 86% so cùng kỳ năm ngoái. Tiềm lực tài chính dồi dào, sở hữu nhiều công ty năng lượng khổng lồ có mối quan hệ rộng rãi giúp châu lục này trở nên vô đối trên thị trường giao ngay, dù mức giá đắt hơn nhiều lần hợp đồng dài hạn.

Cũng như dầu mỏ, đứng sau lĩnh vực LNG là những “ông trùm” sừng sỏ, đã hủy hợp đồng dài hạn với đối tác để bơm thêm hàng ra thị trường giao ngay, mục đích là tranh thủ khủng hoảng để gia tăng lợi nhuận.

Rất bất ngờ khi Mỹ là quốc gia xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới trong nửa đầu năm 2022, trong đó hơn 70% chảy tới Châu Âu, với bình quân 317 triệu mét khối/ngày. Thực tế này chưa dừng lại do năng lực xuất khẩu LNG của Mỹ dồi dào, giá LNG toàn cầu đi lên, và nhu gia tăng.

Mâu thuẫn ở đây là Người Mỹ đổ lỗi cho OPEC+ gây ra khủng hoảng dầu khí, lạm phát do cắt giảm sản lượng dầu mỏ, nhưng cũng chính các nhà xuất khẩu năng lượng Mỹ cũng không bỏ qua cơ hội làm giàu, bất chấp sự thiệt thòi tài chính của các nước đang phát triển.

Qatar sở hữu 14% tổng lượng khí đốt toàn thế giới, vừa ký hợp đồng dài hạn cung cấp khí đốt cho Trung Quốc trong thời hạn 27 năm. Rõ ràng, xuất khẩu LNG là ngành kinh tế xương sống của quốc gia Trung Đông vỏn vẹn 3 triệu dân.

Trong khi đó, COP 26 giáng một đòn chí tử vào lĩnh vực năng lượng hóa thạch, 18 quốc gia trong đó có Mỹ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan,… sẽ chấm dứt tài trợ vốn cho tất cả các dự án nhiên liệu hóa thạch ở nước ngoài vào cuối năm 2022. Có nghĩa rằng, công suất không được mở rộng. Nhiều chuyên gia dự báo trong vòng 3 năm tới, cuộc chiến LNG sẽ không kém khốc liệt so với dầu thô.

Ngay cả những công ty dầu và khí đá phiến tại Mỹ cũng không màng tái khởi động dự án, do đồng vốn quá đắt và phải nhập nguyên liệu từ Nga. Trên thực tế, sản xuất khí đốt không dễ dàng như nhiều người tưởng tượng, đó là quá trình chi tiêu khổng lồ đầy rủi ro.

>> "Bộ ba bất khả thi" cản đường doanh nghiệp dầu khí

Cam kết giảm phát thải dường như được COP26 thiết kế và thông qua một cách vội vàng. Nền kinh tế toàn cầu chưa thể “cai” năng lượng hóa thạch do tính kinh tế của nó. Hơn nữa, dầu mỏ và khí đốt là động lực tăng trưởng chủ đạo ở Nga, Trung Đông, Bắc Phi và một phần châu Á - vừa là hệ quả, vừa là nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng.

Giảm “cơn địa chấn”

Nếu như năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 55% tổng nhu cầu LNG trong nước thì đến 2020 phụ thuộc nguồn bên ngoài lên tới 70%. Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí đến 2035, Việt Nam sẽ cần nhập 1-4 tỷ m3 khí LNG/năm trong giai đoạn 2021-2025 và sẽ tăng lên 6-10 tỷ m3/năm vào sau 2026.

Sau gần 20 năm khai thác, các nguồn khí trong nước sẽ suy giảm dần, chỉ còn đáp ứng 7 tỷ m3/năm. Nhiều chuyên gia cho rằng trong tương lai gần, Việt Nam hoàn toàn nhập khẩu nguồn năng lượng quan trọng này, trong đó Trung Quốc là một trong những nguồn cung LNG quan trọng cho Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu tăng, trong khi giá tăng đột biến luôn tỷ lệ thuận với những tác động tiêu cực mà nền kinh tế Việt Nam phải gánh chịu.

Do vậy, để phát triển thị trường LNG, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy sớm công tác đầu tư các dự án khai thác mỏ, cơ sở hạ tầng khí, nhập khẩu khí, tái hóa khí hóa lỏng để bảo đảm đáp ứng nhu cầu trong nước. Thị trường LNG Việt Nam đang thu hút nhà đầu tư nước ngoài, nhất là phân khúc nhà máy điện khí và hạ tầng kho bãi LNG. Những đối tác tiềm năng là Mỹ, Nhật Bản, Nga đang có nhiều dự án ở miền Trung và miền Nam nước ta.

Giá khí hóa lỏng (LNG) trên thị trường thế giới dự báo sẽ tăng mạnh khi nhiều quốc gia đẩy mạnh giao dịch  LNG trên thị trường giao ngay do thiếu các hợp đồng  LNG dài hạn...

Kinh nghiệm tự chủ lĩnh vực LNG từ Na Uy cho thấy, cần có hệ thống doanh nghiệp hoạt động ở từng khâu, từ sản xuất LNG, tới khí hóa, vận chuyển, và sản xuất điện từ LNG. Đặc biệt, cần có giải pháp trạm nổi LNG, vì trạm này vừa hiệu quả về chi phí, vừa được thi công trong một thời gian ngắn.

Ngoài ra, Việt Nam cũng nên mở rộng khai thác nguồn tài nguyên sẵn có, năng lượng gió và mặt trời, hydrogen. Trong đó, nên xem xét tái khởi động dự án năng lượng hạt nhân thế hệ mới. Tại COP26, Tổng thống Pháp E. Macro nói rẳng: “Pháp may mắn vì có hệ thống điện hạt nhân. Từ nay đến năm 2050, EU dự tính cần đầu tư 500 tỷ Euro (568 tỷ USD) vào các nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới”.

Các chuyên gia cho rằng, nếu phát triển mạnh điện gió ngoài khơi và phát triển hệ thống lưu trữ điện năng, kể cả thủy điện tích năng, đồng thời thêm thành phần điện hạt nhân Ninh Thuận vào cơ cấu nguồn điện, sẽ đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước.