>> Mỹ chật vật tìm cách chặn nguồn doanh thu dầu mỏ của Nga

Lãnh đạo nhóm G7, Ủy ban châu Âu và Hội đồng châu Âu trong cuộc họp bàn tròn đầu tiên ở lâu đài Elmau (Đức) vào ngày 26-6 - Ảnh: REUTERS

Lãnh đạo nhóm G7, Ủy ban châu Âu và Hội đồng châu Âu nhóm họp tại Đức để bàn về các biện pháp cấm vận nhập khẩu dầu mỏ từ Nga. Ảnh: Reuters

Sau khi Nga thực hiện cuộc chiến tại Ukraine, Mỹ, Anh và Canada đã công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga. Liên minh châu Âu (EU) cũng đã ra lệnh cấm dầu Nga nhập qua đường biển, tiến tới áp dụng lệnh cấm với 90% lượng dầu nhập từ Nga vào cuối năm nay. Đây được cho là một bước tiến lớn khi châu Âu lâu nay vẫn phụ thuộc rất lớn vào nhiên liệu của Nga.

Nhưng thực tế cho thấy, việc mua dầu với số lượng lớn từ châu Á đã giúp Nga bù đắp phần lớn những thiệt hại do các lệnh trừng phạt từ Mỹ và châu Âu. Trung Quốc tận dụng các đợt giảm giá lớn của dầu Nga, lần đầu tiên ghi nhận mức nhập khẩu dầu đạt 2 triệu thùng/ngày. Nhập khẩu dầu của Ấn Độ cũng tăng đột biến, lên tới gần 900.000 thùng/ngày vào tháng trước, trong đó có một phần không nhỏ được nhập khẩu từ Nga.

Chính vì vậy, tại Hội nghị thượng đỉnh G7 đang diễn ra ở Đức, lãnh đạo các nền kinh tế hàng đầu thế giới đang nỗ lực thảo luận để đạt đồng thuận về những bước đi tiếp theo nhằm cấm vận dầu mỏ của Nga. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, họ đang có rất ít lựa chọn khả thi.

Một số biện pháp đang được xem xét, từ áp mức trần giá nhập khẩu năng lượng từ Nga, cấm bảo hiểm đối với tàu chở dầu Nga... đến trừng phạt các quốc gia vẫn tiếp tục mua dầu của Nga. Tuy nhiên, tất cả các biện pháp nêu trên đều có những hệ lụy tiêu cực và một số biện pháp thậm chí còn có thể đẩy giá năng lượng lên cao hơn nữa.

Các chuyên gia phân tích cho biết, việc áp đặt lệnh trừng phạt đối với những quốc gia đang nhập khẩu lượng lớn dầu thô của Nga, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ tàn phá thị trường dầu toàn cầu vốn đã căng thẳng nghiêm trọng. Trong khi đó, ý tưởng áp giá trần với dầu của Nga mà Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen gợi ý gần đây cũng không phải giải pháp mà phương Tây tìm kiếm.

>> Châu Âu nếm "trái đắng" khi cấm vận dầu mỏ của Nga

Đường ống dẫn dầu của dự án Nord Stream 1 ở Lubmin, Đức, hồi tháng ba. Ảnh: Reuters.

Đường ống dẫn dầu của dự án Nord Stream 1 tại Lubmin, Đức. Ảnh: Reuters. 

Chính quyền Tổng thống Biden lo ngại nếu các biện pháp nói trên, sẽ khiến Trung Quốc và Ấn Độ phải tìm nguồn cung dầu thay thế, làm cho giá dầu có thể dễ dàng lên tới 200 USD/thùng.

Hiện nay, tình trạng giá năng lượng tăng vọt đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân toàn cầu, đồng thời làm dấy lên lo ngại một số nước sẽ buộc phải quay lưng với các mục tiêu giảm khí thải để trở lại với nhiên liệu hóa thạch.

Ông Mai Rosner, nhà vận động tại tổ chức phi lợi nhuận Global Witness, cho rằng các nước phương Tây cần phải quyết liệt hơn nữa trong nỗ lực loại dầu Nga ra khỏi thị trường một cách nhanh chóng để ngăn quốc gia này và các đối tác tìm ra cách lách lệnh trừng phạt, trong khi tránh tác động nặng đến các khu vực khác.

Trước mắt, một số quốc gia thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu Mỏ (OPEC) có thể đẩy mạnh sản lượng, đặc biệt khi ông Biden có chuyến thăm Saudi Arabia vào tháng tới. Tuy nhiên, hạn mức sản lượng của OPEC đã được nới rộng hết cỡ. Do đó, đây cũng là một vấn đề nan giải.

Trong trường hợp kinh tế thế giới suy thoái, nhu cầu sử dụng năng lượng có thể giảm, từ đó hạ nhiệt giá dầu mỏ. Nhưng điều này có thể gây nhiều thiệt hại đáng kể đến đời sống người dân, doanh nghiệp như mất việc làm, nhất là với các gia đình thu nhập thấp; sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, khiến nhiều doanh nghiệp bị phá sản...