Trả lời báo chí về phương án và kịch bản cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) là kỳ thi hết sức quan trọng, sau 12 năm chúng ta có kỳ thi tốt nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn

Có thể điều chỉnh thời gian thi

Kỳ thi này không chỉ lấy kết quả xét tốt nghiệp mà còn là căn cứ đánh giá toàn bộ quá trình dạy và học của các nhà trường, địa phương, từ đó có những cải tiến về nội dung và phương pháp dạy học, chương trình. Đây cũng là căn cứ cải tiến chất lượng. Phần lớn thí sinh đều dựa trên kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào đại học.

Năm nay có hơn 1 triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó 3/4 lấy kết quả xét vào đại học. Kết quả này quan trọng vì kỳ thi tốt nghiệp THPT cho đến nay vẫn bảo đảm độ tin cậy, tính công bằng khi xét tuyển đại học, ảnh hướng lớn tới cả quá trình đào tạo và tốt nghiệp của thí sinh ở bậc đại học, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta. “Vì vậy, tầm quan trọng của kỳ thi này cũng đã được khẳng định và đưa vào các quy định trong Luật Giáo dục”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn khẳng định.

Cho đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương và cùng với các địa phương, với sự phối hợp, hỗ trợ của các bộ, ngành khác đã có những bước chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng để tổ chức kỳ thi đúng kế hoạch, đảm bảo an toàn cho học sinh, cán bộ coi thi, những người làm công tác coi thi và tất cả hệ thống của chúng ta.

Theo kế hoạch, kỳ thi sẽ được tổ chức vào ngày 7 và 8/7. Cho đến nay công tác chuẩn bị đã diễn ra đúng tiến độ và nghiêm túc. "Trong trường hợp đến thời điểm đó mà dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, vẫn còn các địa phương phải giãn cách xã hội, cách ly thì Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có phương án để thí sinh những vùng phải cách ly, những thí sinh bị cách ly về y tế sẽ được thi vào đợt 2”, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết.

Thậm chí, trường hợp dịch diễn biến phức tạp hơn nữa, lan rộng, tác động xấu đến địa phương, tỉnh, thành phố, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ để có những phương án điều chỉnh về thời gian tổ chức thi.

Linh hoạt các phương án tổ chức

Trước đó, tại cuộc họp của ngành giáo dục với các địa phương, nhiều ý kiến đã được đưa ra cho các phương án thi tốt nghiệp THPT với các địa phương có dịch Covid-19 phức tạp, thậm chí, đề xuất về việc xét tuyển hay đặc cách cũng đã được đưa ra.

 trường hợp dịch diễn biến phức tạp hơn nữa, lan rộng, tác động xấu đến địa phương, tỉnh, thành phố, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ để có những phương án điều chỉnh về thời gian tổ chức thi.

Trường hợp dịch diễn biến phức tạp hơn nữa, lan rộng, tác động xấu đến địa phương, tỉnh, thành phố, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ để có những phương án điều chỉnh về thời gian tổ chức thi.

Tại tỉnh Bắc Ninh, ông Vương Quốc Tuấn - phó chủ tịch UBND tỉnh - cho biết hiện có 6 cán bộ, giáo viên và 104 học sinh diện F0; 58 cán bộ, giáo viên và 953 học sinh diện F1; 870 cán bộ, giáo viên và 5.075 học sinh diện F2. Trong số này, học sinh lớp 12 có 15 em là F0, 125 em F1 và 394 em F2.

Ông Vương Quốc Tuấn cho biết ban chỉ đạo thi của tỉnh đã có hai phương án. Trong tình huống khoảng ngày 20-6 đến 25-6, nếu địa bàn tỉnh kiểm soát được dịch, dỡ bỏ các điểm đang bị phong tỏa, Bắc Ninh sẽ tổ chức thi theo quy định chung của Bộ Giáo dục và đào tạo. Nếu áp dụng phương án này, Bắc Ninh vẫn đề nghị bộ xét đặc cách tốt nghiệp cho thí sinh diện F0. Với nhóm học sinh F1, Bắc Ninh dự kiến bố trí mỗi huyện, thị 1 điểm thi trong tình huống số F1 lớn hơn 2 phòng thi (mỗi phòng 10 thí sinh). 

Còn trong tình huống số thí sinh F1 ít hơn 2 phòng thi sẽ nghiên cứu bố trí điểm thi phù hợp. Trường hợp số thí sinh F1 nhiều, Bắc Ninh sẽ xin ý kiến bộ tổ chức đợt thi riêng cho đối tượng này. Việc tổ chức thi cho đối tượng F1 sẽ đảm bảo thực hiện khuyến cáo của Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế.

Trong tình huống dịch bệnh quá phức tạp, Bắc Ninh sẽ đề nghị cho 100% học sinh trên địa bàn tỉnh dự thi đợt 2.

Tỉnh Bắc Giang tuy có số thí sinh F0, F1, F2 ít hơn Bắc Ninh nhưng tình hình dịch lại khó lường hơn nên ông Mai Sơn đề nghị Bộ GD-ĐT cho học sinh của tỉnh này thi đợt 2, vì theo ông dịch khó có thể kiểm soát được trước thời điểm Bộ Giáo dục và đào tạo ấn định thi tốt nghiệp THPT.

Ông Dương Xuân Huyên, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn, cũng cho rằng phương án của tỉnh là nếu tới thời điểm thi (ngày 7 và 8-7) kiểm soát được dịch thì sẽ tổ chức thi bình thường. Nhưng nếu vẫn còn khu vực có dịch thì nơi nào có dịch tổ chức thi đợt 2, nơi nào an toàn sẽ thi đợt 1 chung với cả nước. Còn nếu tình hình dịch lan rộng, phức tạp thì sẽ đề xuất cho thí sinh toàn tỉnh thi đợt 2.

Lắng nghe ý kiến, đề xuất, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan để có hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện để các địa phương chuẩn bị cho việc tổ chức kỳ thi.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng đưa ra gợi ý với chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nên ưu tiên tiêm vắc xin cho cán bộ, giáo viên, thí sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, các địa phương tùy theo điều kiện có thể tổ chức test thử nhanh COVID-19 với thí sinh và cán bộ tham gia tổ chức thi, đặc biệt là những người tham gia ở khâu in sao đề thi.

Thứ trưởng Độ lưu ý không chỉ các địa phương là tâm dịch mà cả những địa phương khác đều phải chuẩn bị sẵn sàng các phương án tổ chức thi trong điều kiện có dịch.

"Phải tổ chức khử khuẩn điểm thi sau mỗi buổi thi. Cố gắng bố trí đảm bảo giãn cách trong phòng thi, giải tỏa phụ huynh trước cổng điểm thi, tránh tập trung đông người. Mỗi điểm thi nên có một tổ COVID và bố trí đủ trang thiết bị y tế cần thiết để có thể xử trí kịp thời những tình huống phát sinh. Ngoài các phòng thi, điểm cách ly cho thí sinh là F1, F2, trong các điểm thi cũng cần có phòng thi cách ly dự phòng", ông Nguyễn Hữu Độ đề nghị.