>>EVFTA thúc đẩy Việt Nam phát triển bền vững

Bà Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Vụ trưởng, Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) nhấn mạnh về xu hướng tại thị trường EU hiện nay. Đặc biệt, sau 2 năm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực (1/8/2020 - 1/8/2022).

Bà Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Vụ trưởng, Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương). Ảnh:

Bà Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Vụ trưởng, Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương). Ảnh: Vũ Khuê

Theo bà Nguyễn Khánh Ngọc, người tiêu dùng ở châu Âu hiện nay không chỉ đơn thuần yêu cầu về giá cả và chất lượng, mà họ quan tâm đến quy trình sản xuất hàng hóa đó như thế nào.

Thường xuyên lấy mẫu sản phẩm

Ví dụ, có thải nhiều carbon ra khí quyển hay không, hay là có trả lương tốt cho người lao động làm việc trực tiếp hay không và điều kiện lao động của người làm việc trong quá trình sản xuất ra những sản phẩm đó như thế nào... “Đây là xu hướng diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn và chúng ta cần phải đón đầu xu hướng này”, bà Ngọc nói.

Vẫn theo bà Nguyễn Khánh Ngọc, nền kinh tế tuần hoàn, được giới thiệu như một phần của Thỏa thuận Xanh Châu Âu, giải quyết các thách thức toàn cầu cấp bách như biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, chất thải và ô nhiễm.

Các quy định mới của Liên minh Châu Âu nhằm góp phần chuyển đổi nền kinh tế của Châu Âu, tập trung vào các sản phẩm bền vững, bao gồm hàng dệt may, vật liệu xây dựng và Hộ chiếu sản phẩm số, cũng như quyền của người tiêu dùng, bao gồm cả lệnh cấm “greenwashing” EU là thị trường rất khó tính, duy trì các biện pháp kiểm tra hàng thực phẩm rất ngặt nghèo.

Chẳng hạn, ngày 28/3/2022, EU đã đăng công báo số 2022/495, khuyến nghị các nước thành viên tăng cường quản lý dư lượng Furan và Alkyfurans trong thực phẩm.

Furan và Alkylfuran là hợp chất sinh ra trong quá trình xử lý nhiệt, có thể gây ung thư, thường tìm thấy trong cà phê, thực phẩm đóng hộp của trẻ em, bánh bisquit, nước hoa quả, súp ăn liền, ngũ cốc ăn sáng, các loại snack ròn, khoai tây sấy.

“Dự báo trong thời gian tới, các nước thành viên EU sẽ thường xuyên lấy mẫu với các sản phẩm liên quan và tiến hành phân tích dư lượng. Mức dư lượng cho phép với cà phê là dưới 20 μg/kg, với các thực phẩm khác là 5 μg/kg”, bà Ngọc cảnh báo.

Đối với các mặt hàng rau quả tươi, EU thông báo tiếp tục duy trì yêu cầu bổ sung giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm và tần suất kiểm tra 20% đối với thanh long với lý do thanh long vẫn còn nguy cơ cao an toàn thực phẩm và tần suất các lô hàng bị cảnh báo chưa có nhiều tiến bộ. Với một số nông sản khác, EU giữ tần suất kiểm tra 50% đối với mùi tây, rau mùi, húng quế, bạc hà, đậu bắp và ớt thuộc giống capsicum.

Xung đột Nga - Ucraina khiến EU sẽ thiên về chính sách tăng cường tình tự chủ, tiếp tục thắt chặt các yêu cầu về kỹ thuật, kiểm dịch động vật. Có thể, ngoài những tiêu chuẩn do nhà nước đặt ra thì họ còn có những tiêu chuẩn mà doanh nghiệp của họ tự đặt ra và yêu cầu khi hàng hóa - ví dụ hàng hóa vào chuỗi bán lẻ thì phải đáp ứng điều kiện nhất định.

Cùng với xu hướng đẩy mạnh kinh tế nội khối, EU cũng sẽ đẩy mạnh thương mại với một số nước khác. Phó Chủ tịch EC phụ trách kinh tế kiêm Cao Ủy Thương mại EC đã khẳng định bây giờ là lúc các Hiệp định Thương mại tự do phát huy tác dụng.

Trong hội nghị Bộ trưởng Thương mại EC ngày 3/6 vừa qua, EU đã đẩy mạnh tiến trình đàm phán FTA với các nước như New Zealand, Australia, Indonesia, Ấn Độ, Mexico, Chile và Mercosur.

Ở một khía cạnh khác, Bà Nguyễn Khánh Ngọc cũng lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam về tình trạng gia tăng lừa đảo thương mại, đặc biệt là việc tận dụng môi trường điện tử, môi trường số.

Việt Nam là nền kinh tế năng động, có độ mở cao, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng nên hoạt động giao thương, đầu tư của doanh nghiệp ngày càng phát triển.  Các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dễ trở thành mục tiêu của lừa đảo hoặc vướng phải tranh chấp thương mại phức tạp.

Gần đây, mặc dù các cơ quan trong nước, các Cơ quan đại diện và Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài liên tục cảnh báo, hiện tượng doanh nghiệp ta bị lừa đảo hoặc vướng vào tranh chấp có chiều hướng gia tăng. Điều này không chỉ gây tổn thất trực tiếp cho doanh nghiệp ta mà còn ảnh hưởng đến lòng tin kinh doanh và quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các đối tác.

Ví dụ, sau vụ việc 100 container hạt điều, doanh nghiệp Việt Nam có tâm lý e ngại làm ăn với đối tác Italia hoặc khi đàm phán các hợp đồng lớn. Đáng chú ý, tình trạng lừa đảo gần đây diễn ra phổ biến hơn tại các thị trường lớn, có uy tín và mức độ rủi ro thấp như ở Mỹ, Hà Lan, Italia, Na Uy... thay vì tập trung ở các thị trường châu Phi trước đây.

>>EVFTA - tiền đề để Việt Nam "tăng tốc"

>>EVFTA tạo đà tăng trưởng cho GDP Việt Nam

>>EVFTA và những chỉ số niềm tin

“Đón đầu” xu hướng tại thị trường “khó tính”

Nhiều doanh nghiệp cũng chưa chủ động tìm hiểu, thông tin cho các cơ quan chức năng, các cơ quan đại diện, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài mà chỉ liên hệ khi vụ việc xảy ra, gây khó khăn trong quá trình hỗ trợ giải quyết.

Dự báo trong thời gian tới, các nước thành viên EU sẽ thường xuyên lấy mẫu với các sản phẩm liên quan và tiến hành phân tích dư lượng. Ảnh minh hoạ:

Dự báo trong thời gian tới, các nước thành viên EU sẽ thường xuyên lấy mẫu với các sản phẩm liên quan và tiến hành phân tích dư lượng. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Mặt khác, cũng có trường hợp doanh nghiệp Việt Nam gian lận, chưa thực hiện đúng hợp đồng, chuyển hàng chưa đúng yêu cầu, tiêu chuẩn hàng hóa của sở tại và bị đối tác khởi kiện, ảnh hưởng tới hình ảnh, thương hiệu quốc gia, uy tín của doanh nghiệp chân chính.

Từ những khó khăn, thách thức trên, bà Nguyễn Khánh Ngọc đã nêu ra một số khuyến nghị để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước về thị trường EU và Hiệp định EVFTA.

Thứ nhất, tiếp tục rà soát, hoàn thiện công tác xây dựng pháp luật, thể chế để bảo đảm tương thích với các nghĩa vụ và cam kết trong EVFTA, đồng thời hướng dẫn thực thi và triển khai các cam kết đã có.

Hoàn thiện cơ chế phối hợp trong nước để phòng ngừa và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Chuẩn bị và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ pháp lý tham gia vào quá trình phòng ngừa, giải quyết khiếu nại và tranh chấp thương mại.

Việc xây dựng cơ chế chính sách của Việt Nam cũng cần bắt kịp với xu hướng quốc tế, đặc biệt là xu hướng phát triển xanh, giảm phát thải nhà kính, chuyển đổi năng lương...

Thứ hai, hiện tại các doanh nghiệp EU đang dần dịch chuyển sang thích ứng các biện pháp greendeal. Họ bắt đầu tập trung vào due diligen, giảm CO2. Để đảm bảo tương lai, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải trao đổi với đối tác về chiến lược thương mại bền vững của họ, áp dụng sản xuất tuần hoàn, bền vững, gia tăng năng lượng tái tạo.

"Chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền cho doanh nghiệp về xu hướng mới, sản xuất thân thiện môi trường, cân bằng carbon. Do vậy, chính sách của Việt Nam cũng nên chú ý đến các yêu tố này", bà Ngọc nói.

Thứ ba, liên kết các nhà nhập khẩu nông sản tại EU để giảm chi phí nhập khẩu nông sản vào EU. Khối lượng đơn hàng lớn sẽ giảm thiểu hơn chi phí và việc liên kết gia tăng được khả năng tiêu thụ nhanh hơn, quay vòng tốt hơn, thì khả năng hàng nông sản mới sang được nhiều hơn. Đề nghị nối lại hoạt động của các hội doanh nghiệp Việt Kiểu tại châu Âu để liên kết trong kinh doanh.