Đó là nhận định của ông Lâm Long Đức, đại diện doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu lô sầu riêng tươi đầu tiên của Việt Nam sang Trung Quốc. Trung Quốc là một thị trường lớn ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và nông sản Việt Nam nói riêng, trong đó có quả sầu riêng. Sầu riêng tươi của Việt Nam đang được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đã tạo cú hích cho những người trồng sầu riêng nói riêng và các loại nông sản khác nói chung.

>>> Thách thức với xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc

Mới đây Việt Nam đã xuất khẩu chuyến hàng sầu riêng đầu tiên theo Nghị định thư ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Lô sầu riêng đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc với sự tham gia của 5 doanh nghiệp, tổng cộng 6 container với trọng lượng hơn 100 tấn.

Hàng trăm tấn sầu riêng tươi của Việt Nam lần đầu xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Hàng trăm tấn sầu riêng tươi của Việt Nam lần đầu xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Việc đưa lô sầu riêng xuất khẩu chính ngạch đầu tiên sang thị trường tỷ dân là thành quả của quá trình đàm phán, ký kết nghị định thư giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc vào tháng 7/2022.

Đây là kết quả của nỗ lực đàm phán suốt thời gian dài của các cơ quan chuyên môn giữa hai bên và sự đồng hành kiên trì của cộng đồng những người sản xuất và xuất khẩu sầu riêng Việt Nam.

Tại Chương trình radio đối thoại về trái sầu riêng tươi của Việt Nam, ông Lâm Long Đức, Giám đốc Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Hải (Trung Quốc) chia sẻ, đây là lần đầu tiên công ty của ông nhập khẩu trái sầu riêng chính ngạch của Việt Nam.

“Bản thân tôi đã từng thử thưởng thức trái sầu riêng Việt Nam, khá ngọt và thơm, lưu lại vị đậm đà. Nói riêng về sầu riêng Việt Nam, công ty chúng tôi đã treo slogan quảng cáo là "càng để càng thơm". Vì trái sầu riêng Việt Nam chín rất sâu, có khi một quả cũng thơm cả phòng”, ông Đức mô tả.

Ông  Lâm Long Đức cho biết, tại thị trường Trung Quốc, giá sầu riêng Việt Nam bình quân đến tay người tiêu dùng ở mức 50 tệ/kg, đang thấp hơn một chút so với sầu riêng Malaysia và Thái Lan.

Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham quan vùng trồng sầu riêng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Trung Quốc

Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham quan vùng trồng sầu riêng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Trung Quốc (Ảnh: Dương Thành)

So sánh tương quan về sầu riêng các nước ở thị trường Trung Quốc, đại diện doanh nghiệp nhập khẩu lô sầu riêng tươi đầu tiên của Việt Nam nhận định, giống Musang King của Malaysia hiện được định vị cho thị trường cao cấp. Tiếp đến là Monthong của Thái Lan, được yêu chuộng ở thị trường phổ thông.

Vị của sầu riêng Việt Nam khá tương đồng với của Thái Lan. Theo ông Lâm Long Đức, ưu thế của sầu riêng Việt Nam nằm ở vị trí địa lý gần, nếu cải thiện được khâu bảo quản, đóng gói, vận chuyển, thì sẽ còn cạnh tranh tốt hơn nữa. Cuối năm nay sẽ có thêm sầu riêng của Philippines và Campuchia vào thị trường Trung Quốc.

Nói thêm về thế mạnh địa lý của sầu riêng Việt Nam, ông Đức cho biết chỉ mất 36 tiếng từ vùng trồng có thể sang đến thị trường Trung Quốc. Thế mạnh thứ hai là giá nhân công, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thấp hơn mặt bằng chung các nước khác, do đó sầu riêng Việt Nam có giá sản phẩm cạnh tranh hơn.

Ông Lâm Long Đức, Giám đốc Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Hải (Trung Quốc)

Ông Lâm Long Đức, Giám đốc Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Hải (Trung Quốc)

Đưa ra một góc nhìn cần lưu ý khác, ông Lâm Long Đức cho biết, có một vấn đề chung đối với nông sản Việt Nam ở Trung Quốc là sau một thời gian tạo cơn “sốt” sẽ bị mất giá trong những năm tiếp theo.

Nhiều năm khảo sát thị trường, là một trong Top 50 doanh nghiệp nhập khẩu nông sản hàng đầu Trung Quốc, ông Lâm nêu ý kiến về việc “một số loại hoa quả Việt Nam ban đầu được giá ở Trung Quốc, song sau đó lại bị rớt giá, thậm chí dẫn đến "giải cứu" ở thị trường Việt Nam”.

“4 năm đàm phán, rồi lại bị gián đoạn do 2 năm dịch Covid-19. Phải nói là khó khăn chồng chất khó khăn. Chúng tôi thực sự hy vọng vào việc phía Việt Nam sẽ làm tốt các quy chuẩn mà hai nước đã thống nhất. Tiềm năng trái cây Việt Nam còn rất nhiều, không chỉ có mỗi sầu riêng”, ông nhấn mạnh.

>>> Xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm: Tiêu và Cà phê tăng trưởng nhờ đâu?

 nếu cải thiện được khâu bảo quản, đóng gói, vận chuyển, thì sẽ còn cạnh tranh tốt hơn nữa. Cuối năm nay sẽ có thêm sầu riêng của Philippines và Campuchia vào thị trường Trung Quốc.

"Nếu cải thiện được khâu bảo quản, đóng gói, vận chuyển, thì trái sầu riêng Việt Nam sẽ còn cạnh tranh tốt hơn nữa tại thị trường Trung Quốc"

Cũng theo ông Đức, thói quen ăn hoa quả của người Trung Quốc hình thành từ nhỏ. Người dân ở một số vùng tỉnh Quảng Tây từng quan niệm rằng "ăn hoa quả Việt Nam đúng chuẩn hoa quả nhập", nó giống như việc người Việt Nam ăn hoa quả Mỹ hay EU, không chỉ để bổ sung vitamin mà còn là câu chuyện thưởng thức.

Tuy chất lượng hoa quả Việt Nam ngon, được thị trường đón nhận nhưng lại xảy ra tình trạng sau vài năm bị giảm giá. Trung Quốc giờ đã dần chuyển thành một thị trường khắt khe hơn về tiêu chuẩn và quy định, chỉ cần trong một container có một thùng hoa quả không đạt yêu cầu về chất lượng, nhất là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thì họ sẽ trả tất cả lô hàng về.

Do đó ông Lâm Long Đức khuyến nghị, các vùng trồng Việt Nam nên học mô hình của Thái Lan, luôn đáp ứng tốt các tiêu chuẩn. Thái Lan đã hình thành một chuỗi sản xuất, từ vùng trồng đến gia công đóng gói và làm lạnh đã trở thành thương hiệu riêng. Đây là kinh nghiệm và bài học để Việt Nam có thể tham khảo để khẳng định vị thế trái sầu riêng tại thị trường Trung Quốc.

“Chúng tôi mong muốn các đối tác Việt Nam hãy chuyên nghiệp hóa hơn nữa, từ vùng trồng, đóng gói, bảo quản sản phẩm đến vận chuyển sang cửa khẩu bằng những phương thức hiện đại, thì con đường trái sầu riêng tươi của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ thông suốt như một đoàn tàu có thể vận hành đều đặn”.