Theo đó, Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 10/9 có bài viết Hàng nông sản Việt Nam khó vươn ra thế giới vì chi phí logistics” phản ánh ý kiến của doanh nghiệp “phải có một hãng hàng không với đội bay chuyên chở hàng hoá riêng biệt phục vụ cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, cho các tuyến đường riêng biệt”.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ GTVT phối hợp với các Bộ ngành liên quan nghiên cứu, đánh giá và đề xuất.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ GTVT phối hợp với các Bộ ngành liên quan nghiên cứu, đánh giá và đề xuất.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ GTVT phối hợp với các Bộ ngành liên quan nghiên cứu, đánh giá và đề xuất.

Theo đó, nhiều doanh nghiệp phản ánh, chi phí logistics đắt đỏ khiến nông sản Việt kém cạnh tranh. Tổng giám đốc Công ty Vina T&T Nguyễn Đình Tùng nhận định, tuy vận chuyển hàng không có lợi thế là giảm rủi ro về chất lượng sản phẩm nhưng lại có khó khăn đó là giá cước vận chuyển tương đối cao. 

“Điển hình như hiện nay, chỉ có 4 hãng hàng không có các chuyến bay đến Hoa Kỳ, Canada. Vì vậy, khi hãng nâng giá thì các doanh nghiệp cũng phải chấp nhận”, ông Tùng chia sẻ.

Đặc biệt, giá cước hàng không quá cao, trong mùa dịch COVID-19, các máy bay chở khách tạm dừng các đường bay quốc tế trong khi chưa có các chuyến bay chuyên vận chuyển hàng hóa, điều này dẫn đến là các sản phẩm nông nghiệp của nước ta khó xuất khẩu và khó cạnh tranh với các nước.

Không chỉ gặp khó với vận tải hàng không, doanh nghiệp cũng chưa thể sử dụng vận chuyển đường sắt như một kênh vận chuyển chủ đạo. Lý do bởi vận chuyển đường sắt thì hàng hoá sẽ phải qua nhiều khâu trung chuyển, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Ông Nguyễn Duy Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho rằng, chi phí logistics của một số chuỗi cung ứng hiện còn ở mức cao, khiến giá thành sản xuất của nông sản Việt Nam khó có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước khác.

Cụ thể, chi phí logistics của sản phẩm hải sản chiếm 12,1% giá thành sản xuất, con số này với mặt hàng gạo lên tới 29,8%, rau quả 29,5%.

"Nguyên nhân khiến chi phí logistics tăng cao là do phí vận chuyển cao gồm giá nhiên liệu cao, quá nhiều trạm thu phí BOT, các chi phí không chính thức khác,… hệ thống hạ tầng còn hạn chế", ông Minh nói.

Lý giải điều này, ông Đỗ Xuân Quang, Phó Tổng Giám đốc Vietjet Air Cargo cho biết, các hãng hàng không nước ta mặc dù đang trong quá trình phát triển nhưng quy mô còn nhỏ so với các hãng nước ngoài và với các nước trong khu vực. Chủ yếu tập trung khai thác bụng máy bay hành khách mà chưa có đầu tư vào máy bay chuyên chở hàng hóa (freighter).

Cùng với đó, hiện các hãng hàng không nước ngoài lại đang chiếm lĩnh thị trường vận chuyển hàng hóa quốc tế (gần 90%).

Do đó, Phó Tổng Giám đốc Vietjet Air Cargo kiến nghị để phát triển vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không nói chung và các mặt hàng nông sản nói riêng, thì phải có một hãng hàng không (Cargo Airlines) với đội bay chuyên chở hàng hóa riêng biệt phục vụ cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, cho các tuyến đường riêng biệt. Như vậy, giá cước phí máy bay mới giảm được. Một hàng hàng không như vậy phải được Chính phủ tài trợ với chính sách tài khóa phù hợp.

Đồng thời, cần đầu tư mạnh vào hệ thống logistics phục vụ lưu trữ, bảo quản, thông quan bảo đảm chất lượng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam…. Khuếch trương chính sách "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" trong vận chuyển và phân phối sản phẩm.