>>>Xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững

Phó Chủ tịch chuyên trách VCCI Nguyễn Quang Vinh làm việc với ông Matti Naakka - Giám đốc phát triển kinh doanh khu vực Đông Nam Á, công ty TNHH đại chúng Betolar

Phó Chủ tịch chuyên trách VCCI Nguyễn Quang Vinh làm việc với ông Matti Naakka - Giám đốc phát triển kinh doanh khu vực Đông Nam Á, công ty TNHH đại chúng Betolar

Phát triển giải pháp Geoprime®, Betolar nhận thức sứ mệnh đẩy mạnh quá trình chuyển đổi xanh giữa các lĩnh vực công nghiệp khác nhau trên toàn cầu, đặc biệt là các ngành xây dựng, công nghiệp chế tạo và năng lượng; góp phần giúp cho bê tông trở thành vật liệu xây dựng bền vững.

Ông Matti Naakka chia sẻ: Phần Lan nói chung và Betolar nói riêng rất quan tâm và mong muốn hợp tác đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn - lĩnh vực đang được VCCI nói chung và VBCSD nói riêng đẩy mạnh thông qua các hoạt động, sự kiện hỗ trợ doanh nghiệp.

Giới thiệu về Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam, Phó Chủ tịch chuyên trách VCCI Nguyễn Quang Vinh cho biết: trong thời gian qua, Hội đồng đã tổ chức nhiều hoạt động như Chương trình Đánh giá công bố doanh nghiệp bền vững (CSI), Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam (VCSF); các hoạt động, sự kiện truyền thông, đào tạo, nghiên cứu hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao nhận thức về phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp cũng như thúc đẩy  doanh nghiệp thực hiện kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp Phần Lan mong muốn hợp tác hợp tác đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn với VCCI

Các doanh nghiệp Phần Lan mong muốn hợp tác hợp tác đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn với VCCI

Trong các hoạt động của VBCSD, Chương trình CSI năm 2022 bước sang năm thứ 7, thu hút hàng trăm doanh nghiệp có quy mô khác nhau và hoạt động trong nhiều lĩnh vực đăng ký tham gia.

Chương trình CSI hướng đến thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp thay đổi từ tư duy kinh doanh vị lợi nhuận sang kinh doanh có trách nhiệm, áp dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp bài bản, khoa học, minh bạch thông tin để có thể giữ chân và thu hút nhà đầu tư tốt hơn.

Không chỉ dừng lại ở một chương trình đánh giá, biểu dương doanh nghiệp, nâng cao nhận thức và thúc đẩy doanh nghiệp quản trị và kinh doanh bền vững mới chính là mục tiêu cuối cùng của Chương trình CSI.

Qua 6 mùa CSI, số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia Chương trình ngày càng đông đảo hơn. Gần đây nhất, năm 2021, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài đạt danh hiệu top 10 phát triển bền vững lần lượt là 55% và 45%; trong top 100, tỷ lệ lần lượt là 63% và 27%.

Đặc biệt, qua hai năm chịu tác động của dịch bệnh, các doanh nghiệp thực hiện chiến lược phát triển bền vững nói chung và áp dụng Bộ chỉ số CSI nói riêng có sức chống chịu tốt hơn, khả năng phục hồi cao hơn.