>>“Long Phụng trình tường” tại Ngày hội Di sản văn hoá Việt Nam

Bảo tượng Phật Hoàng có trọng lượng 138 tấn, được đúc bằng đồng nguyên khối, theo phương pháp thủ công của các làng nghề truyền thống nổi tiếng của Việt Nam.

Bảo tượng Phật Hoàng có trọng lượng 138 tấn, được đúc bằng đồng nguyên khối, theo phương pháp thủ công của các làng nghề truyền thống nổi tiếng của Việt Nam.

Vua Trần Nhân Tông được nhiều sử ký ca tụng như minh quân thiên tài bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông là vị anh hùng dân tộc có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai và thứ ba, ông còn đưa Đại Việt lấy lại sự hưng thịnh và phát triển rực rỡ sau chiến tranh. Vua Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm (1258 – 1308), là con trai trưởng của Trần Thánh Tông. Ông là một vị vua duy nhất trên thế giới từ bỏ ngôi vua để tu hành và đắc đạo, thống nhất được Phật giáo Việt Nam bấy giờ và hình thành tổ chức Giáo hội Trúc Lâm mang đậm nét Phật giáo Việt Nam.

Ở tại núi Yên Tử, Quảng Ninh, Ngài đã lấy pháp danh Hương Vân Đại đầu đà, Trúc lâm Đại đầu đà hay Giác hoàng Điều ngự, mở tịnh xá, thuyết giảng độ tăng, thâu nhận đệ tử và tu hành tại đây. Đối với Dân tộc và Đạo pháp, Nhân dân, Tăng Ni, Phật tử Ngài chính là vị Phật Hoàng Việt Nam. Ngài tu hành và hoá Phật tại am Ngoạ Vân (Đông Triều, Quảng Ninh) lúc cuối đời. Nhiều địa phương đã lập đền thờ Ngài để tưởng nhớ công ơn. Tinh thần và tư tưởng Phật giáo của Vua Trần Nhân Tông và Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã ảnh hưởng sâu rộng tới xã hội và còn nguyên giá trị đến ngày nay, trở thành biểu tượng của văn hoá Phật giáo và văn hoá dân tộc Việt.

Bảo tượng Phật Hoàng gần gũi, từ bị, vừa mang dáng vẻ của một thi sĩ

Nơi đây, nằm sâu vào dòng chảy lịch sử, đỉnh thiêng Yên Tử lắng đọng trong huyết mạch địa linh đất Việt, được coi là “phúc địa thứ 4 của Giao Châu”. Theo dấu chân Phật Hoàng thuở xưa, ta tìm về với cõi thiêng Yên Tử. Nơi ấy chốn bồng lai tiên cảnh, ta như hòa mình giữa núi non hùng vĩ. Tiết trời thu dìu dịu, đứng giữa Bạch Vân Sơn sừng sững uy nghi, đâu đó ta cảm nhận được cái hồn của người thi sĩ thuở nào:

 

“Ở đời vui đạo hãy tùy duyên/ Đói đến thì ăn mệt ngủ liền/ Trong nhà có báu thôi tìm kiếm/Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền” - trích bài phú Cư trần lạc đạo

Từ trên cao, nhìn hình ảnh Phật Hoàng nhập thế của Bảo tượng Phật Hoàng tại An Kỳ Sinh hiền hòa, gần gũi và đầy từ bi. Tìm về non thiêng Yên Tử không chỉ tìm về những giá trị tâm linh, văn hóa, lịch sử mà còn để thưởng ngoạn cảnh đẹp, không gian thiền thanh tịnh. Trước mắt ta hiện ra như một sòng sông bạc cuốn hút đến mê hoặc bởi mây mờ che phủ, thấp thoáng đỉnh Chùa Đồng (Thiên Trúc Tự)uy nghi, tôn kính như điểm hội tụ tinh hoa của đất trời.

>>26/11: Khai mạc Lễ hội Hoa Tam giác mạch Hà Giang năm 2022

>>Hà Giang: Phát huy vai trò cầu nối phát triển du lịch bền vững

Thiên Trúc Tự ẩn mình giữa làn mây mờ sương phủ

Trập trùng giữa mênh mông của núi rừng ấy, Thiên Trúc Tự hiện giữa sương mây của bức tranh thủy mặc hội tụ linh khí của dân tộc. Điểm đến dẫn lối du khách vào hành trình chiêm bái “con đường tâm linh” kỳ vỹ và huyền ảo. Sự giao hòa của đất và trời đã biến nơi đây thành một địa danh linh thiêng.

Mênh mang một cõi linh thiêng Yên Tử

Tiếng chuông chùa Đồng ngân vang vọng như xuyên qua mây núi. Ngồi trên phiến đá, thả hồn vào những tiếng chuông ngân vang rúi rừng, tiếng gió heo may nhè nhẹ, rồi ngắm những tia nắng len lỏi qua đám mây ửng hồng đỏ rực như tia sáng chiếu xuống khắp vạn vận nhân sinh.

Chùa chùa vang vọng xuyên qua mây núi của non thiêng đại ngàn

Nơi đây rừng sâu non cao, mây trắng ngàn năm yên tĩnh. Là nơi hậu thế thành tâm bái thỉnh, chiêm ngưỡng vẻ đẹp nhân gian, hướng lòng tư bi, tìm chốn an nhiên và thanh tịnh. Cảm phục và ghi nhớ công ơn của Phật Hoàng Trần Nhân Tông để thêm yêu đất nước, gìn giữ và bảo tồn giá trị di sản dân tộc.