TAND TP HCM đưa ra nguyên nhân là Uber Việt Nam chưa nhận được ủy quyền của công ty Uber mẹ tại Hà Lan nên chưa đủ tư cách pháp lý làm nguyên đơn khởi kiện.

TAND TP HCM đưa ra nguyên nhân là Uber Việt Nam chưa nhận được ủy quyền của công ty Uber mẹ tại Hà Lan nên chưa đủ tư cách pháp lý làm nguyên đơn khởi kiện.

Việc Tòa án nhân dân TP HCM bác đơn của Uber B.V do người được ủy quyền chưa chứng minh đủ tư cách pháp lý nên tòa án đã không thụ lý vụ án mà Uber B.V là nguyên đơn ủy quyền cho Uber Việt Nam khởi kiện Cục thuế TPHCM. Tuy nhiên, Uber Việt Nam lại chưa chứng minh được rằng mình có đủ tư cách pháp lý của người được ủy quyền trong vụ kiện nên TAND TPHCM đã không thụ lý.

Theo quyết định của Cục Thuế TP HCM, số tiền mà khách hàng trả cho Uber sẽ chuyển vào tài khoản cơ quan thuế, thay vì chuyển ra nước ngoài cho Uber, cho đến khi Cục Thuế TP HCM thu đủ số nợ hơn 53 tỷ đồng trong tổng số 66,68 tỷ đồng mà Uber bị truy thu.

Trước đó, Cục Thuế TP HCM đã gửi văn bản yêu cầu 5 ngân hàng thương mại cổ phần thực hiện cưỡng chế tài khoản của Uber B.V vì "trây ỳ" tiền nợ thuế. Uber B.V đã khởi kiện Cục thuế TP HCM ra TAND TP. Khi thụ lý vụ án, TAND TP HCM đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của nguyên đơn. Vì thế, quyết định cưỡng chế tài khoản Uber B.V của Cục thuế TP HCM bị "vô hiệu hoá".

Tuy nhiên đến nay, khi tòa án không thụ lý vụ kiện thì quyết định cưỡng chế về thuế đối với Uber B.V của Cục Thuế TPHCM vẫn được thực hiện.

Theo báo cáo của Cục Thuế TPHCM, tổng doanh thu năm 2014, 2015, 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 của Uber B.V tại thị trường Việt Nam là 2.776 tỷ đồng.

Mặc dù doanh thu cao "ngất ngưỡng" nhưng số thuế Uber B.V kê khai chỉ hơn 76,8 tỷ đồng. Qua thanh tra, cơ quan thuế TPHCM yêu cầu Uber B.V nộp thêm 66,68 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến ngày 27/12/2017, Uber B.V chỉ mới nộp được 13,3 tỷ đồng.

Do Uber B.V "trây ỳ" nợ thuế nên Cục thuế TPHCM đã gửi văn bản yêu cầu 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớn là VCB, Eximbank, Sacombank, ACB, Vietinbank thực hiện cưỡng chế tài khoản của Uber B.V từ ngày 1/1/2018 đến 10/1/2018. Việc này nhằm truy thu hơn 53 tỷ đồng tiền thuế còn lại.

Ngay sau đó, Cục Thuế TPHCM lại nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án nhân dân TPHCM, tức tạm hoãn việc cưỡng chế tài khoản của Uber B.V.

Các cơ quan chức năng cho rằng, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cần thiết để ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Chính vì vậy, TAND TPHCM quyết định áp dụng biện pháp này theo quy định tại Điều 69 của Luật tố tụng hành chính, buộc Cục trưởng Cục Thuế TPHCM tạm đình chỉ việc thi hành quyết định cưỡng chế tài khoản Uber B.V.

Trước đó, khi trao đổi với báo giới, ông Trần Ngọc Tâm, Cục trưởng Cục thuế TPHCM cho biết, khi tòa án quyết định tạm dừng việc cưỡng chế thuế với tài khoản Uber B.V thì Cục thuế đã tuân thủ.

Cục trưởng Cục thuế TP HCM cũng chia sẻ, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế là phù hợp với các quy định hiện hành, điển hình như thông tư hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế 215/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Ông Trần Ngọc Tâm, Cục trưởng Cục Thuế TP HCM cho biết, trong vài ngày tới, cơ quan thuế sẽ tiếp tục truy thu thuế đối với Công ty Uber Việt Nam, đồng thời tiếp tục gửi văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại cưỡng chế tài khoản công ty này gồm: Vietcombank, Eximbank, Sacombank, ACB, VietinBank.