>> Khởi nghiệp liêm chính để phát triển bền vững

Toàn cảnh các chuyên gia và các học viên tại lớp học zoom

Toàn cảnh lớp học zoom

Chính phủ đã và đang rất nỗ lực để xây dựng văn hóa không tham nhũng, coi đó là nền tảng phát triển bền vững. Xây dựng văn hóa kinh doanh liêm chính là một yêu cầu quan trọng đã được đặt ra. Nghị quyết về Phát triển bền vững đến 2030 đã được Chính phủ ban hành năm 2020, trong đó định hướng tới xã hội không tham nhũng, xây dựng kinh doanh liêm chính. Luật Phòng chống tham nhũng cũng đã đề cập đến các qui định phòng, chống tham nhũng không chỉ ở khu vực công mà ở cả khu vực tư.

Nằm trong khuôn khổ Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia năm 2022 và dự án “Thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng cho Doanh nghiệp mới tại Việt Nam” của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP Việt Nam, với sự tài trợ của Vương quốc Anh trong phạm vi Chương trình cải cách kinh tế ASEAN", Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tổ chức Chương trình đào tạo: “Tối ưu mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo và liêm chính” dành cho đối tượng học viên tham dự là người điều hành của các doanh nghiệp mới và start-ups, thanh niên lập nghiệp và các học viên đã tham gia các khóa đào tạo về Khởi nghiệp do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức.

Liêm chính là phẩm chất, chuẩn mực đạo đức và luân lý cơ bản, hàng đầu của mỗi cá nhân và cộng đồng trong đời sống xã hội. Nó là nguyên tắc quan trọng nhất quy định sự hành xử của con người trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, không chỉ trong chính trị mà còn cả trong kinh tế. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, nguyên tắc liêm chính được giới kinh doanh và doanh nghiệp hết sức đề cao. 

Liêm chính trong kinh doanh là vấn đề được quan tâm bởi nó liên quan trực tiếp đến việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường của đất nước. Nhưng nó cần được bảo đảm nguyên tắc, chuẩn mực liêm chính trong kinh doanh là trách nhiệm, nghĩa vụ chung của cả xã hội.

TS Đàm Quang Thắng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam, Chuyên gia Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp Quốc gia – VSMA

TS Đàm Quang Thắng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam, Chuyên gia Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp Quốc gia – VSMA

TS Đàm Quang Thắng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam, Chuyên gia Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp Quốc gia – VSMA cho biết: Đối với Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, bên cạnh sứ mệnh tạo nên một hệ sinh thái, cùng với các đối tác trong đó có chương trình khởi nghiệp quốc gia của VCCI, cùng tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp và các bộ ban ngành để cùng nhau tạo dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, tạo dựng môi trường kinh doanh minh bạch. Đó cũng là một trong những sứ mệnh cốt lõi, đồng thời những việc tham gia cùng các hoạt động trong đó có hoạt động liêm chính chính, là góp phần xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, tạo dựng cho các bạn trẻ startup được kết nối nguồn lực một cách tốt nhất, thông qua hoạt động kinh doanh liêm chính của mình.

Về hoạt động của hội đồng và các chuyên gia, đã đang và tiếp tục đồng hành cùng các bạn trẻ, đặc biệt trong hoạt động liêm chính thông qua hoạt động đào tạo về liêm chính. Chúng tôi đã hình thành câu lạc bộ khởi nghiệp liêm chính quốc gia, hiện nay câu lạc bộ này đang hoạt động rất hiệu quả với nhiều các hoạt động trải dài trong nhiều lĩnh vực trong từng tháng.

Tôi hy vọng, sau khóa học này những học viên của khoá học liêm chính hôm nay sẽ tiếp tục đồng hành với chương trình khởi nghiệp quốc gia, tiếp tục đồng hành với hoạt động liêm chính. Sau khóa học này, các bạn có thể tiếp cận câu lạc bộ khởi nghiệp liêm chính, để trở thành thành viên của câu lạc bộ và đây chính là kết quả cuối cùng để chúng ta đưa vào thực hành những gì đã được học trong suốt thời gian qua.

Bà Trần Hương Giang, Cố vấn Môi trường kinh doanh và dịch vụ tài chính, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội cho sẻ:

Trần Hương Giang, Cố vấn Môi trường kinh doanh và dịch vụ tài chính, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội cho sẻ: Trong nhiều năm qua, Chính phủ Anh rất vui mừng được đồng hành cùng với Việt Nam nói riêng và các nước trong khu vực nói chung trong chương trình hợp tác cải cách kinh tế, với mục đích thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng tại các nước ASEAN. Chương trình này đã được thực hiện tại 6 quốc gia ASEAN trong đó có Việt Nam và chính phủ Anh tin rằng, cải thiện môi trường kinh doanh là động lực lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế toàn diện, tác động tích cực đến các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, đồng thời tạo nên một nền tảng vững chắc hơn cho các doanh nghiệp quốc tế trong quá trình đầu tư, hoạt động tại khu vực ASEAN.

Đến nay, UNDP và VCCI đều là những đối tác lâu dài, tin cậy của chính phủ Anh. Tại buổi đào tạo này là một bằng chứng tích cực cho sự hợp tác lâu dài này, nhằm mang lại môi trường kinh doanh liêm chính, minh bạch, bền vững hơn cho cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ đổi mới sáng tạo.

Startup là lĩnh vực mà Chính phủ Anh quan tâm, chú trọng, mong muốn đồng hành, chia sẻ kinh nghiệm cùng các quốc gia trong đó có Việt Nam. Sự phát triển của các doanh nghiệp trẻ đổi mới sáng tạo, gắn liền với các tiêu chuẩn quốc tế về liêm chính đạo đức kinh doanh, sẽ tạo tiền đề tốt đẹp cho môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam ngày càng lớn mạnh, bền vững.

Tham gia chương trình có các chuyên gia, các doanh nghiệp và các startup sẽ cùng chia sẻ, thảo luận nhằm luận hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trẻ về thực hiện liêm chính trong kinh doanh, tăng cường quản trị rủi ro và tuân thủ các quy định pháp luật.

Những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp ứng xử trong liêm chính cũng mang lại giá trị cho các doanh nghiệp, khi thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời ứng dụng các phương pháp đổi mới sáng tạo sẽ góp phần tăng cường nhận thức về kinh doanh liêm chính từ các thế hệ lãnh đạo trẻ.

Hiện nay, mối quan hệ song phương giữa anh và Việt Nam đang vô cùng tốt đẹp, với hiệp định thương mại tự do song phương Anh và Việt Nam đang ngày càng đi vào thực chất, với rất nhiều hoạt động khác đang diễn ra. Tham gia chương trình này có sự hỗ trợ, hợp tác của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam và các đồng nghiệp tại UNDP, Diễn đàn Doanh nghiệp.

Khởi nghiệp liêm chính, không chỉ góp phần tích cực vào việc phòng, chống tham nhũng, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, mà còn được coi là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể thành công, phát triển bền vững, góp phần hồi phục và thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.

Khởi nghiệp liêm chính không khó, startup cũng không cần đầu tư quá nhiều chi phí cho việc này, quan trọng là tinh thần nghiêm túc, trước tiên là tuân thủ tốt pháp luật; sau đó có thể áp dụng các bộ qui tắc ứng xử nội bộ để quản lý, tôn trọng khách hàng, giữ cam kết, giữ lời hứa, minh bạch, chính trực và thực hiện nhất quán các cam kết với các bên liên quan.