Trước đó, giới truyền thông đã đưa ra rất nhiều dự đoán khi cho rằng, TopZone có thể là chuỗi cửa hàng ở nước ngoài, cửa hàng thời trang, cửa hàng công nghệ cao cấp, cửa hàng hợp tác với Samsung hoặc Oppo.

Trong khi họ vốn đã và đang vận hành các chuỗi cửa hàng trong mảng điện thoại, điện máy, bách hoá xanh. Ngoài ra, Topzone có bộ nhận diện thương hiệu gồm 4 màu tươi trẻ: Đỏ, xanh lá cây, xanh da trời và hồng. Vì vậy, khả năng cao là công ty muốn nhắm tới lĩnh vực thời trang vốn còn nhiều dư địa phát triển tại Việt Nam.

Tuần trước, Thế giới Di động đã gây tò mò khi cho ra mắt website của chuỗi TopZone.

Tuần trước, Thế giới Di động đã gây tò mò khi cho ra mắt website của chuỗi TopZone.

Tuy nhiên, ngày 16/10 vừa qua, ông Đoàn Văn Hiểu Em - CEO của Tập đoàn Thế Giới Di Động đã chính thức tiết lộ ngành hàng mà thương hiệu mới TopZone sẽ kinh doanh trong tương lai.

Theo đó, TopZone là chuỗi cửa hàng công nghệ, chuyên bán tất cả các sản phẩm của Apple tại Việt Nam. Họ sẽ ra mắt hai mô hình cửa hàng: Một với diện tích nhỏ tích hợp với các thương hiệu có sẵn và hai là diện tích lớn nằm độc lập bên ngoài. Bốn cửa hàng đầu tiên sẽ ra mắt vào 22/10 và dự kiến có hơn 60 cửa hàng sau quý I/2022.

CEO của Tập đoàn Thế Giới Di Động cho biết: "Trong khoảng thời gian vừa qua, Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ. Nhưng, cũng nhờ quãng thời gian khó khăn vừa qua, chúng tôi có cơ hội đi chậm lại, nghiêm túc nhìn lại những kế hoạch và chiến lược nhằm bảo đảm sự phát triển trong tương lai. TopZone ra đời trong hoàn cảnh đó".

ông Đoàn Văn Hiểu Em - CEO của Tập đoàn Thế Giới Di Động trong buổi ra mắt TopZone.

ông Đoàn Văn Hiểu Em - CEO của Tập đoàn Thế Giới Di Động trong buổi ra mắt TopZone.

Liên quan đến chuỗi cửa hàng của thương hiệu mới, TopZone, đây là sự hợp tác giữa Thế Giới Di Động và Apple, nhằm mang đến những trải nghiệm mua sắm thú vị hơn cho các khách hàng Việt Nam khi tìm đến các sản phẩm của Apple.

TopZone được kỳ vọng sẽ mang đến cho các tín đồ của Apple một không gian trải nghiệm sang trọng, cách bài trí chuyên nghiệp, đẳng cấp, và bên cạnh đó là sự đa dạng về hàng hóa. Chuỗi Topzone sẽ bán tất cả sản phẩm của Apple, như iWatch hoặc các phụ kiện mà trước đây Thế Giới Di Động chưa từng bán.

Theo chia sẻ từ vị CEO của tập đoàn, chuỗi thương hiệu mới này sẽ đi theo hai mô hình cửa hàng chính: Thứ nhất là mô hình AAR (Apple Authorized Reseller), sẽ được tích hợp bên cạnh các cửa hàng Điện máy Xanh và Thế Giới Di Động khác. Mô hình thứ hai là APR (Apple Premium Reseller), là chuỗi cửa hàng độc lập nằm bên ngoài hệ thống cửa hàng đang có.

Trên thực tế, Apple, “gã khổng lồ” công nghệ của Mỹ ngoài những chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của mình, làm cho các sản phẩm hay dịch vụ của họ có một sự độc đáo, khác biệt trong tâm trí khách hàng. Họ còn có một kiểu kinh doanh rất đặc biệt.

Bài trí bên trong một cửa hàng của TopZone.

Bài trí bên trong một cửa hàng của TopZone.

Ngoài các chuỗi cửa hàng Apple Store do chính họ tự triển khai tại một số quốc gia và khu vực nhất định, Apple còn hợp tác với các bên bán lẻ để cấp quyền kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ chính hãng mà người ta thường biết đến với tên gọi Apple Authorised Reseller (AAR), Apple Premium Resellers (APR) và các dịch vụ hỗ trợ, Apple Authorized Service Providers (AASP).

Để trở thành một Apple Authorised Reseller (AAR), đơn vị kinh doanh phải đáp ứng đủ một số những yêu cầu khắt khe của Apple về: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ chăm sóc khách hàng, vị trí đặt cửa hàng,… và đặc biệt phải đáp ứng đủ yêu cầu về doanh số bán sản phẩm Apple chính hãng trong một năm.

Để trở thành một AAR đã khó, nếu muốn trở thành Apple Premium Resellers (APR) thì đối tác ủy quyền phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe hơn nữa về các yêu cầu cửa hàng, dịch vụ, và doanh số…, ngoài ra, các trang thiết bị bên trong và nhân viên cũng phải được Apple thông qua.

F.Studio by FPT sẽ chính thức khai trương cửa hàng Apple theo chuẩn AAR của FPT.

F.Studio by FPT, cửa hàng Apple theo chuẩn AAR của FPT.

Tuy nhiên, có một điều khá khó hiểu là những tiêu chí này lại không được Apple công bố cụ thể trên website, nên người dùng thông thường rất khó để có thể tiếp cận được các thông tin này. Và đặc biệt là các tiêu chí để trở thành AAR, APR lại được Apple thay đổi thường xuyên. Một cửa hàng có thể là đơn vị ủy quyền của Apple ở thì hiện tại nhưng có thể sẽ bị “tước” một cách đơn giản trong tương lai.

Chính bởi vậy, tại thị trường Việt Nam, các cửa hàng theo tiêu chuẩn AAR đã ít, mà các cửa hàng đáp ứng được tiêu chí APR lại càng ít hơn. Hiện tại mới chỉ có các cửa hàng F-Studio của FPT và cửa hàng eDiGi của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) là đạt chuẩn APR của Apple. Trong đó, eDiGi là chuỗi cửa hàng cao cấp chuẩn Apple đầu tiên tại Việt Nam, vừa cung cấp dịch vụ bán lẻ và bảo hành ngay tại cùng một địa điểm.

Cũng theo ông Đoàn Văn Hiểu Em cho biết, sau hơn hai tháng chuẩn bị, bốn cửa hàng theo mô hình nhỏ gọn AAR tại TP.HCM và Hà Nội sẽ chính thức ra mắt vào 22/10. Tiếp đó, vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12, sẽ thêm 2 cửa hàng lớn APR ra mắt. Dự kiến đến hết quý I/2022, TopZone sẽ có thêm 50 cửa hàng theo mô hình AAR và 10 cửa hàng theo mô hình APR sẽ được khai trương trên khắp toàn quốc.

Bên trong cửa hàng eDiGi của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG).

Bên trong cửa hàng eDiGi của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG).

Vậy là, sự ra đời của TopZone đã cho thấy quyết tâm cạnh tranh trực diện cùng với FPT và eDiGi của “Vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn.

Mới đây, theo một báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, thị trường điện thoại di động của Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục trong quý II/2021, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp bối cảnh khó khăn của dịch bệnh. Và đặc biệt các sản phẩm của Apple đang có sự hiện diện ngày càng tăng tại Việt Nam.

Có thể thấy với bước đi này, TopZone có thể sẽ trở thành “con bài bí mật” của Thế Giới Di Động trong tương lai.