Theo Sở Du lịch TP HCM, mặc dù Chính phủ đã có gói hỗ trợ đợt 1 là 62.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành du lịch vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận gói hỗ trợ này theo như tinh thần Nghị quyết 42 của Chính phủ.

Thảo Cẩm Viên Sài Gòn, một trong những địa điểm du lịch ưa thích của người dân Thành phố bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19, khiến những con thú nuôi tại đây đang đứng trước nguy cơ phải giảm khẩu phần của những suất ăn.

Thảo Cẩm Viên Sài Gòn, một trong những địa điểm du lịch ưa thích của người dân Thành phố bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19, khiến những con thú nuôi tại đây đang đứng trước nguy cơ phải giảm khẩu phần ăn.

Đối mặt với làn sóng COVID-19 thứ hai tái bùng phát tại Việt Nam hồi cuối tháng 7, nhiều doanh nghiệp lữ hành không có nguồn thu nhưng vẫn phải đảm bảo việc chi trả tiền lương cho người lao động. Chính điều này đã tạo nên không ít áp lực cho các doanh nghiệp lữ hành. Hiện các doanh nghiệp rất quan tâm đến các chính sách tín dụng để vay vốn chi trả lương cho nhân viên nhưng lại rất khó để tiếp cận nguồn vốn vay, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có tài sản thế chấp.

Chính vì lẽ đó, Sở Du lịch TP. HCM đã tham mưu UBND TP. HCM chỉ đạo triển khai các nhóm giải pháp theo 2 kịch bản nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ngành Du lịch.

Kịch bản thứ 1: Trường hợp dịch bệnh được khống chế trong tháng 9/2020, Sở đề xuất tiếp tục triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa trên cơ sở liên kết các doanh nghiệp lữ hành khách sạn, vận chuyển và các điểm tham quan để có những sản phẩm mới, hấp dẫn an toàn và cạnh tranh.

Đẩy mạnh triển khai các nội dung liên kết hợp tác phát triển với các tỉnh thành trong cả nước, chú trọng các tour thu hút phân khúc khách khác nhau như doanh nhân, học sinh, sinh viên, công nhân. Nghiên cứu thực hiện số hóa các điểm đến du lịch trên địa bàn Thành phố bằng giao diện ảnh 360, 3D, công nghệ thực tế ảo để tăng cường ứng dụng công nghệ trong quảng bá hình ảnh.

Sở đề xuất UBND TP. HCM kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành tham mưu chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch chậm nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT trong năm 2020 trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng; giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT trong năm 2020; tiếp tục giảm tiền điện, nước, phí dịch vụ Internet…

Ngoài ra, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có giải pháp để các ngân hàng thương mại hỗ trợ doanh nghiệp du lịch vay 50% tiền ký quỹ hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành và phải hoàn lại trong vòng 1 năm để có nguồn vốn tái khởi động, hoạt động kinh doanh nhằm giúp các doanh nghiệp lữ hành tiếp tục duy trì hoạt động, hạn chế trường hợp rút Giấy phép để lấy lại tiền ký quỹ và hoạt động kinh doanh lữ hành không phép.

Kịch bản thứ 2: Trường hợp dịch bệnh kéo dài đến hết tháng 12/2020, bên cạnh các nhóm giải pháp trên, Sở Du lịch TP. HCM kiến nghị nên tập trung các nhóm giải pháp tái cơ cấu, đào tạo lại nguồn nhân lực trong ngành du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp tái cơ cấu, định hướng lại thị trường khách du lịch và xây dựng các sản phẩm mới chuẩn bị tái khởi động kinh doanh khi dịch bệnh được khống chế.

Vậy các doanh nghiệp sẽ "hấp thụ" được chính sách này ra sao? DĐDN sẽ tiếp tục thông tin.