Đẩy nhanh các dự án trọng điểm…

Theo đó, UBND TP HCM giao thủ trưởng các Sở, ban, ngành, các quận, huyện, TP Thủ Đức tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chỉ thị, chương trình hành động, đảm bảo đạt kết quả và tiến độ đề ra. Đồng thời, tham mưu UBND TP điều chỉnh, bổ sung, cập nhật nội dung cho phù hợp khi cần thiết, báo cáo sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện theo đúng quy định.

UBND TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND TP Thủ Đức, các quận, huyện về triển khai thực hiện, đề xuất giải pháp gỡ vướng cho loạt dự án giao thông trọng điểm của TP.

UBND TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND TP Thủ Đức, các quận, huyện về triển khai thực hiện, đề xuất giải pháp gỡ vướng cho loạt dự án giao thông trọng điểm của TP.

Cụ thể, đối với lĩnh vực hạ tầng giao thông, UBND TP giao Sở Kế hoạch - Đầu tư chủ trì tham mưu cho lãnh đạo TP trực tiếp phụ trách là Phó chủ tịch Lê Hòa Bình, để nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thành các dự án trọng điểm bao gồm: Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng); Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên); Giải phóng mặt bằng và chuẩn bị thủ tục triển khai tuyến đường sắt đô thị số 2 (tuyến metro Bến Thành - Tham Lương);Dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 2; Xây dựng bốn tuyến đường của khu đô thị Thủ Thiêm và khép kín đường Vành đai 2 trên địa bàn thành phố.

Song song đó, tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh hoàn thành các thủ tục đầu tư ba dự án trọng điểm khác gồm: Xây dựng tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh); Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa (quận Bình Thạnh); Dự án nạo vét, cải tạo môi trường xây dựng hạ tầng và khai thác quỹ đất ven rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông Vàm Thuật, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp).

Thời gian yêu cầu trình UBND TP bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11 để trình Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, phê duyệt từ tháng 6 tới tháng 12/202.

Chậm do đói vốn và giải phóng mặt bằng

Trước đó, liên quan đến một số dự án hạ tầng giao thông không thể triển khai, đại diện Sở Giao thông vận tải cho biết, trong năm 2020, một số công trình cấp bách, trọng điểm chậm tiến độ theo kế hoạch do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng của các địa phương thực hiện còn chậm như cầu Thủ Thiêm 2, đường Vành đai 2 (đoạn từ Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa; nút giao thông Mỹ Thủy; cầu Phước Lộc; cầu Nam Lý, cầu Bưng, đường Lương Định Của, đường Đỗ Xuân Hợp…). Nguyên nhân là khó khăn về nguồn vốn đầu tư và trình tự, thủ tục đầu tư... Song song đó, chi phí giải phóng mặt bằng là rất lớn (chiếm tỉ trọng trên 50% tổng mức đầu tư) và mất rất nhiều thời gian thực hiện các thủ tục trước khi thu hồi và bàn giao mặt bằng để triển khai thi công…

cầu Tân Kỳ - Tân Quý (Q.Bình Tân) sập vào tháng 8.2016, sau đó được xây mới, người dân rất mừng, thế nhưng dự án đã

Cầu Tân Kỳ - Tân Quý (Q.Bình Tân) bị sập vào tháng 8/2016, sau đó được xây mới, thế nhưng dự án đã "trùm mền" 5 năm nay.

Để giải quyết bài toán vốn, Sở Giao thông vận tải đã kiến nghị TP, ưu tiên bố trí kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở đó, ngành giao thông tập trung triển khai các công trình trọng điểm trong năm 2021 và giai đoạn trung hạn 2021-2025 theo Đề án Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố. Trong năm 2021, cần ưu tiên bố trí vốn để sớm tập trung thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư (lập đề xuất chủ trương đầu tư và lập dự án đầu tư) các dự án trọng điểm, cấp bách như: cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ, nút giao thông An Phú; Vành đai 2 (đoạn 1, 2 và 4); Quốc lộ 1, 13, 22, 50,...; đường trên cao số 1, 5...