Điều chỉnh quy hoạch chung…

Theo đó, UBND TP.HCM vừa có văn bản chấp thuận nội dung báo cáo của Sở QH-KT TP về tiếp thu, hoàn chỉnh nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến 2060.

Đô thị TP.HCM sẽ được phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, đô thị mật độ cao,p/kết hợp nhiều chức năng khác nhau xung quanh các nhà ga giao thông công cộng…

Đô thị TP.HCM sẽ được phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, đô thị mật độ cao, kết hợp nhiều chức năng khác nhau xung quanh các nhà ga giao thông công cộng…

Bởi, theo các chuyên gia, TP.HCM cần tăng tốc xây loạt cao ốc để hình thành trung tâm tài chính càng sớm càng tốt để bắt nhịp với sự phát triển của đất nước và thời cuộc.     

Liên quan tới nội dung báo cáo của Sở QH-KT TP, UBND TP.HCM đã giao Sở QH-KT khẩn trương lấy ý kiến các đơn vị, chuyên gia và người dân theo quy định, hoàn tất hồ sơ nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch, tham mưu UBND TP trình Bộ Xây dựng thẩm định trong quý 1 để trình Thủ tướng phê duyệt. Trong đó, nhiệm vụ chính trong kế hoạch là điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến 2060”.

Về tiến độ thực hiện, hiện Sở QH-KT TP đã nêu định hướng phát triển cho các khu vực đô thị, trong đó đề ra giải pháp cho khu đô thị (KĐT) hiện hữu và khu vực phát triển mới, cụ thể:

Một là,  đô thị TP.HCM sẽ được phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, nước biển dâng;

Hai, định hướng giao thông công cộng (TOD), phát triển đô thị mật độ cao, kết hợp nhiều chức năng khác nhau xung quanh các nhà ga giao thông công cộng sức chở lớn.

Ba, hình thành các hạt nhân của trung tâm chính và trung tâm phụ:

Bốn, xây dựng trung tâm tài chính, thương mại dịch vụ, y tế, văn hóa, nghiên cứu, giáo dục đào tạo...

… và ưu tiên phát triển các đô thị

Như vậy, theo quy hoạch đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2060, TP.HCM sẽ là TP đổi mới, sáng tạo, phát triển năng động, tiên phong trong vùng đô thị lớn, trung tâm kinh tế tri thức và giao thương quốc tế của Việt Nam, trung tâm tài chính và dịch vụ của châu Á - Thái Bình Dương.

Trong giải pháp cho khu vực phát triển mới, đơn vị xây dựng đề án đề xuất các phân khu chức năng và cơ cấu tổ chức không gian TP để phát triển trong tương lai. Trong đó, trọng tâm là TP.Thủ Đức theo mô hình đô thị sáng tạo tương tác cao.

Về chiến lược, ưu tiên phát triển 4 khu đô thị trong tâm, gồm: Khu đô thị cảng Hiệp Phước, Khu đô thị Tây Bắc, Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa và Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ. Bởi, trên thực tế, (ngoại trừ Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ vừa được phê duyệt 1/500), đã được TP xác định phát triển và đưa vào quy hoạch trong nhiều năm qua nhưng đến nay vì nhiều lý do vẫn chưa thể triển khai đúng theo kế hoạch, thì các Khu độ thị này đang chiếm ưu thế và khá tiềm năng.

UBND TP.HCM cũng vừa ban hành các quyết định duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 KĐT du lịch lấn biển Cần Giờ (H.Cần Giờ) - phân khu A, B, C, D, E. Tính chất quy hoạch của Khu đô thị biển Cần Giờ bao gồm: khu vui chơi, giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự, chung cư, thương mại dịch vụ, văn phòng, khách sạn, khu hỗn hợp và an ninh quốc phòng được bố trí đồng bộ và đầy đủ hạ tầng.

UBND TP.HCM cũng vừa ban hành các quyết định duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 KĐT du lịch lấn biển Cần Giờ (H.Cần Giờ) - phân khu A, B, C, D, E, bao gồm: khu vui chơi, giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự, chung cư, thương mại dịch vụ, văn phòng, khách sạn, khu hỗn hợp và an ninh quốc phòng được bố trí đồng bộ và đầy đủ hạ tầng.

Điển hình, Khu đô thị Tây Bắc nằm trong quy hoạch và định hướng phát triển từ năm 2010, với tổng diện tích là 6.000 ha. Và tính đến thời điểm hiện tại, Khu đô thị Tây Bắc đã bồi thường, giải phóng mặt bằng được 3.347 ha của giai đoạn 1. Hiện dự án cũng đã được phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh phân khu tỷ lệ 1/5.000 nhằm tính toán lại quy mô và hiệu quả kêu gọi đầu tư.

Tiếp theo là Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa (Q.Bình Thạnh), đã được quy hoạch thành khu văn hóa, thể thao, du lịch, nghỉ ngơi, giải trí có từ năm 1992. Tuy nhiên, qua nhiều lần thay đổi quy hoạch, dự án vẫn nằm trên giấy. Tương tự, Khu đô thị Hiệp Phước có quy hoạch 1.354 ha nằm trong tổng thể Khu đô thị cảng Hiệp Phước (3.900 ha). Có thể nói, đây là Khu đô thị mới đa chức năng, có tính đặc thù của đô thị ven cảng, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tạo điều kiện mở rộng không gian đô thị TP ra biển.

Do đó, về tương lai, Khu đô thị Hiệp Phước được kỳ vọng sẽ lột xác từ vùng đất thấp trũng thành đặc khu kinh tế, đô thị biển có chất lượng sống cao. Trong đó, riêng Khu đô thị Cần Giờ chỉ thực hiện một nhiệm vụ thuần tuý là làm dịch vụ du lịch.

Đáng chú ý, mới đây, UBND TP.HCM cũng vừa ban hành các quyết định duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 KĐT du lịch lấn biển Cần Giờ (H.Cần Giờ) - phân khu A, B, C, D, E. Tính chất quy hoạch của Khu đô thị biển Cần Giờ bao gồm: khu vui chơi, giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự, chung cư, thương mại dịch vụ, văn phòng, khách sạn, khu hỗn hợp và an ninh quốc phòng được bố trí đồng bộ và đầy đủ hạ tầng.

Như vậy, theo quy hoạch đến năm 2040 và tầm nhìn 2060, đô thị TP.HCM sẽ được phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, đô thị mật độ cao, kết hợp nhiều chức năng khác nhau xung quanh các nhà ga giao thông công cộng… Trong đó, ưu tiên phát triển 4 khu đô thị trọng tâm để bắt nhịp với sự phát triển của đất nước và thời cuộc.