>> TP HCM: Đẩy nhanh tiến độ tuyến metro số 1 và số 2 trong năm 2022

Đó là nội dung tại văn bản của (HURC1), gửi Văn phòng Chính phủ để trình bày những khó khăn vướng mắc về vấn đề tài chính để vận hành.

Dự án có tổng mức đầu tư 118,5 tỉ đồng, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, thời gian thực hiện từ năm 2022 - 2024.

Dự án có tổng mức đầu tư 118,5 tỉ đồng, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, thời gian thực hiện từ năm 2022 - 2024.

Cụ thể, theo Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (đơn vị vận hành metro số 1), hiện nay đơn vị hết sức khó khăn, có nguy cơ phải gián đoạn hoạt động do không có bất kỳ nguồn kinh phí nào kể từ tháng 8/2021.

Theo văn bản của (HURC1), để vận hành tuyến metro số 1 cần khoảng 700 người nhưng đến nay HURC1 chỉ có 15 nhân sự chính thức và đang thiếu tiền để duy trì hoạt động.

Tuy nhiên, hiện nay toàn bộ người lao động của công ty chưa được chi trả lương từ tháng 2/2022 đến nay và kể từ tháng 7/2021 chưa được đóng các khoản bảo hiểm xã hội. Công ty hiện hết sức khó khăn, có nguy cơ phải gián đoạn hoạt động do không có bất kỳ nguồn kinh phí nào kể từ tháng 8/2021.

Việc vướng mắc kinh phí hoạt động của HURC1 làm ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị vận hành tuyến metro 1 . Cụ thể, công ty không đảm bảo đủ nhân sự để tiếp nhận đào tạo, chuyển giao công nghệ theo tiến độ của dự án xây dựng. Công ty cũng không đủ kinh phí để duy trì hoạt động ổn định đến giai đoạn vận hành, khai thác dự án.

Theo HURC1, giải pháp duy nhất là tạm ứng sử dụng vốn điều lệ ban đầu được cấp là 14 tỷ đồng để hoạt động. Đến tháng 8/2021 Công ty không còn bất cứ nguồn kinh phí nào để hoạt động, lương và khoản bảo hiểm cho người lao động liên tục trong nhiều tháng không được chi trả.

Đáng chú ý, liên quan vấn đề này, cuối năm 2021, UBND TPHCM đã từng có văn bản kiến nghị Thủ tướng chấp thuận được sử dụng ngân sách thành phố để bố trí kinh phí đảm bảo điều kiện thực hiện nhiệm vụ của HURC1 trong giai đoạn chuẩn bị vận hành khai thác thương mại metro số 1.

Trước những đề xuất trên, Văn phòng Chính phủ đã đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, nghiên cứu; trường hợp vượt thẩm quyền, hai bộ đề xuất báo cáo Thủ tướng theo quy định.

Tuy nhiên, theo HURC1, lý do hiện nay HURC1 chưa nhận được kinh phí do Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và đầu tư có hướng dẫn khác nhau nên đến nay TPHCM chưa thể giải quyết kinh phí cho công ty. Trong khi đó, dù thực hiện phương án của Bộ Tài chính hoặc Bộ Kế hoạch và đầu tư đều cần nhiều thời gian để rà soát, trong khi nhu cầu kinh phí hiện nay rất cấp thiết.

 >> Gỡ khó về vốn cho hai tuyến metro số 1 và số 2 tại TP.HCM

Trong khi đó, về phương án, Bộ Tài chính đề nghị TP.HCM báo cáo Chính phủ cho phép bổ sung vốn điều lệ để đảm bảo hoạt động. Còn Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị Thành phố rà soát cơ sở pháp lý, khả năng cân đối ngân sách hoặc các nguồn vốn phù hợp khác để bố trí cho Công ty trong giai đoạn chuẩn bị vận hành, trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định.

Để vận hành tuyến metro số 1, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1), cần khoảng 700 người nhưng đến nay chỉ có 15 nhân sự chính thức và đang thiếu tiền để duy trì hoạt động.

Để vận hành tuyến metro số 1, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1), cần khoảng 700 người nhưng đến nay chỉ có 15 nhân sự chính thức và đang thiếu tiền để duy trì hoạt động.

Vì vậy, HURC1 cho rằng, “do tính chất cấp bách của sự việc trên, công ty kiến nghị Văn phòng Chính phủ quan tâm, hỗ trợ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ sớm có ý kiến đồng thuận chủ trương cho TP được tạm ứng kinh phí trong khi chờ nghiên cứu thực hiện theo phương án hướng dẫn của các bộ”- Văn bản HURC1 nêu.

Theo thông tin, Dự án có tổng mức đầu tư 118,5 tỉ đồng, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, thời gian thực hiện từ năm 2022 - 2024.

Cụ thể, xung quanh 11 nhà ga trên cao của tuyến metro dọc Xa lộ Hà Nội sẽ được xây dựng các trạm dừng, nhà chờ buýt, bãi đậu xe cá nhân; bổ sung lối đi bộ… Riêng khu vực nhà ga Văn Thánh (quận Bình Thạnh) được xây thêm bãi đậu xe rộng hơn 1.600m2 để xe buýt sau khi đón trả khách trước nhà ga đến bãi chờ tài.

Còn theo báo cáo của Sở GTVT, tuyến metro số 1 đã hoàn thành hơn 80% khối lượng xây lắp, dự kiến đưa vào vận hành đầu năm 2023. Do đó, cần sớm đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật phục vụ người dân tiếp cận nhà ga một cách thuận tiện, nhanh chóng, an toàn bằng hệ thống xe buýt để hỗ trợ tuyến metro vận hành hiệu quả, đạt công suất thiết kế.

Tuyến metro số 1 có tổng mức đầu tư 43.700 tỉ đồng, dài gần 20km, từ Bến Thành (quận 1) đến depot Long Bình (TP Thủ Đức) với 3 ga ngầm và 11 ga trên cao.

HURC1 trực thuộc UBND TPHCM, 100% vốn nhà nước. Năm 2015, công ty thành lập dựa trên kế hoạch Metro Số 1 khai thác năm 2018, để chuẩn bị trước nguồn lực cùng các điều kiện cần thiết cho quản lý vận hành, bảo dưỡng dự án. Khi thành lập, công ty được cấp vốn điều lệ 14 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị văn phòng, kinh phí hoạt động chưa được cấp.

Theo đề án thành lập công ty và thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA - nhà tài trợ), trước khi vận hành thương mại Metro Số 1, HURC1 chưa có doanh thu nên TP HCM bố trí ngân sách để đảm bảo điều kiện hoạt động. Tuy nhiên, tiến độ xây dựng tuyến metro chậm so với dự tính nên đến nay, công ty không đủ nguồn tạm ứng từ mức vốn ban đầu.