Sếp nhí khởi nghiệp. Ảnh: Nguồn Internet

Sếp nhí khởi nghiệp. Ảnh: Nguồn Internet

Nhiều công ty gia đình nhỏ và vừa ở Mỹ đang rất chú trọng trong việc đào tạo thế hệ kế thừa kinh doanh họ. Điều họ lưu tâm không chỉ là việc kinh doanh, mà còn là gieo cấy một tinh thần doanh nhân trong những đứa trẻ, để chúng có được khát vọng khởi nghiệp để sở hữu riêng một doanh nghiệp.

Trao gửi

Theo báo New York Times, ngày càng nhiều doanh nhân thành đạt ở Mỹ dành sự chăm chút để con họ trở thành những nhà điều hành chính trong các công ty khởi nghiệp. Công việc này đôi khi được họ bắt đầu ngay từ lúc con cái họ đang học cấp hai.

Gia đình doanh nhân Zietz là một ví dụ. Bên bàn cơm tối ở nhà họ tại Boca Raton ở bang Florida, thường thì câu hỏi “hôm nay ở trường thế nào” sẽ được hỏi sau, bữa cơm hay được bắt đầu bằng việc một trong những đứa trẻ sẽ hỏi bố nó về công việc trong ngày của ông trong tư cách Giám đốc điều hành Công ty TounchSuite.

Đó là công ty thành lập năm 2003 chuyên cung cấp các dịch vụ công nghệ và tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ. Tới năm 2014, TouchSuite đã đạt doanh thu năm là 28 triệu USD.Ba đứa con của doanh nhân Zietz gồm Rachel 14 tuổi, Jordan 13 tuổi và Morgan 9 tuổi đều hết sức quan tâm tới tình hình kinh doanh ở công ty của bố. Chẳng hạn chúng rất muốn biết về việc TouchSuite đã thâu tóm một công ty của Canada và bổ sung thêm 42 nhân viên khác vào tổng số 80 nhân viên hiện có của công ty của bố ở Mỹ.

Ông Zetz vẫn còn nhớ ngay trong lần sinh nhật thứ 10 của con gái lớn Rachel, cô bé đã khiến ông bất ngờ khi phê phán một doanh nghiệp về việc không sở hữu tài sản trí tuệ của chính mình.

Ông Zietz năm nay 47 tuổi, từng là luật sư chuyên về luật thuế và thương thảo hợp đồng. Ông nói: “Tôi đã luôn muốn kinh doanh. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, việc là một doanh nhân không thú vị như bây giờ. Khi đó tôi kinh doanh chỉ vì không thể tìm việc gì khác”.

Ông Zietz hãnh diện gọi Rachel là “bản sao” của mình. Ông nói: “Tôi có thể mang Rachel đi và để con bé vào bất cứ ngôi nhà nào trên nước Mỹ, con bé cũng sẽ trở thành một doanh nhân. Con trai tôi thì khác, nó sẽ không thành doanh nhân được. Thằng bé thông minh, nhưng nó không có được những tố chất của một người làm kinh doanh trong bộ mã di truyền như Rachel. Tuy nhiên thằng bé lớn lên trong gia đình tôi và kinh doanh là câu chuyện chúng tôi luôn nhắc tới”.

Ông Zietz cho biết: “Tôi cư xử với các con như những người trưởng thành và nói chuyện với chúng như bạn bè vậy. Tôi cố gắng chia sẻ tất cả những gì đã tích lũy được theo năm tháng. Tôi trao cho chúng kiến thức để chúng sẽ tiếp thu và áp dụng nó”.

Trên thực tế cô con gái Rachel đã có dự án khởi nghiệp thành công với Công ty Gladiator Lacrosse từ năm 12 tuổi. Năm nay, doanh thu của công ty đạt 1 triệu USD từ việc nhập khẩu các sản phẩm từ Trung Quốc và bán trên mạng. Cô bé đã trình bày kế hoạch kinh doanh của mình khi kết thúc chương trình đào tạo 30 tuần do Học viện Doanh nhân trẻ ở địa phương tổ chức. Học viện này có khoảng 113 dự án kinh doanh hoạt động tại 38 bang của nước Mỹ. Cậu em trai Jordan cũng đang sở hữu doanh nghiệp GameReef chuyên cho thuê các hệ thống chơi game video.

Jordan cũng đăng ký tham gia chương trình của Học viện Doanh nhân trẻ ngoài giờ học. Học viện này có trụ sở tại Rochester, chuyên giúp các học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 tìm ra đam mê và sở trường của mình, nghĩ ra ý tưởng kinh doanh, lên kế hoạch và cuối cùng là bắt tay thực hiện.

Bà Gayle Jagel, sáng lập viên kiêm giám đốc điều hành học viện cho biết, 50% học viên đều là con của các doanh nhân. Có 50% là nữ.

Theo bà Jagel, để dạy trẻ kinh doanh, “Điều đầu tiên và trước nhất là hãy giúp trẻ tự tìm ra sở thích và đam mê của chúng. Đừng tập trung vào những rủi ro và tiêu cực. Hãy chăm chú vào tính khả thi. Hãy tạo một môi trường có thể gặt hái thành công. Hãy hỏi trẻ nhiều câu hỏi để giúp chúng có thể hoàn thiện các ý tưởng của mình. Hãy cho chúng biết chúng sẽ cần những gì và có thể nhờ ai giúp đỡ”.
Trẻ con thì làm được gì?

“Trẻ con thì biết gì” là câu nói nhiều bậc phụ huynh vẫn hay mắng con cái khi trẻ tò mò, muốn khám phá thế giới xung quanh hoặc làm điều gì đó có vẻ lớn lao. Họ luôn có tâm lý con cháu mình còn bé, biết ăn biết ngủ, biết học lành là ngoan nên việc nhà còn không để bé phải động tay chứ chưa nói đến việc của xã hội. Mỗi ngày của bé chỉ xoay quanh việc ăn, học, chơi và mọi thứ đều có ông bà, cha mẹ lo nên hình thành cho bé thói quen ỷ lại vào người lớn. Thế nhưng, có thật sự trẻ con thì không làm được gì?

Cô bé Mikaila Ulmer từng được ghi nhận là vị CEO trẻ nhất nước Mỹ khi mới 13 tuổi. Cô bé hiện đang là CEO 13 của công ty nước chanh ép Me & The Bees Lemonade và có trụ sở tại Austin, bang Texa. Nước chanh ép của Mikaila Ulmer đang được bán tại hơn 500 cửa hàng trên khắp nước Mỹ. Mikaila từng chia sẻ: không bao giờ là quá vội để nuôi ước mơ khởi nghiệp và cô đã bắt đầu công việc của mình từ khi lên 4 tuổi.

Hay một trường hợp khác là cậu bé Jenk Oz (12 tuổi) cũng được coi là CEO trẻ tuổi nhất nước Anh khi đang phát triển một công ty truyền thông mang đến thông tin giải trí dành cho trẻ em từ 8 - 15 tuổi. Dĩ nhiên để thành công, ngoài tài năng và đam mê đang các bạn nhỏ luôn cần có sự ủng hộ và cố vấn của các bậc phụ huynh.

Trong kỷ nguyên giáo dục mới, có lẽ bảo vệ con bằng cách bao bọc quá mức, chỉ giữ con trong vòng tay của bố mẹ không phải là sự lựa chọn tối ưu. Mặc dù nhiều gia đình Việt Nam vẫn chưa thực sự chú trọng đến việc trang bị kỹ năng sống cho con nhưng cũng có những phụ huynh có tư tưởng tiến bộ hơn. Họ không ngại để con bước ra cuộc sống, tiếp xúc với các vấn đề xã hội, qua đó con trẻ trở nên năng động hơn, học được tính tự lập, kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như biết chịu trách nhiệm với quyết định của mình.

Chương trình truyền hình thực tế “Sếp Nhí khởi nghiệp - Kiddie Shark” do chuỗi Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders phối hợp cùng Đài truyền hình Việt Nam và công ty TV HUB thực hiện đã thay đổi được suy nghĩ ‘trẻ con thì làm được gì’ trong mắt phụ huynh. Hàng trăm bạn nhỏ đã mang tới những ý tưởng khởi nghiệp độc đáo, thuyết phục nhà đầu tư để kêu gọi vốn cho dự án của mình.

Những “sếp nhí” Việt chứng tỏ mình… không nhí

Trong hai ngày 30/11 và 01/12, Apax Leaders và TVHub đã phối hợp tổ chức Hội nghị Thẩm định và công bố đầu tư chương trình “Kiddie Shark - Sếp Nhí khởi nghiệp”. Những Dự án khởi nghiệp khả thi thông qua sự đánh giá của các Nhà Đầu tư sẽ được cấp vốn bởi Quỹ Tài năng Khởi nghiệp Apax Leaders.

Tại Hội nghị thẩm định, có những dự án khả thi được Hội đồng rót vốn, có những dự án chưa khả thi cần thêm thời gian để hoàn thiện. Song đây thực sự là sân chơi bổ ích để trẻ được thể hiện tài năng của bản thân, đồng thời là cơ hội để cha mẹ lắng nghe, cảm nhận và thấu hiểu, khuyến khích con chinh phục ước mơ. Chương trình còn mở ra hướng đi mới trong việc nuôi dạy và giáo dục trẻ là cho con trải nghiệm thực tế, dần hình thành các kỹ năng khởi nghiệp cần thiết.

Sau khi tham gia “Kiddie Shark”, dự án của các bạn nhỏ được nhiều người biết đến giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Dự án “Hồ bơi di động Lâm Lâm” của hai chị em sinh đôi Nguyễn Danh Hương Lâm - Nguyễn Hữu Khuê Lâm (Tuyên Quang) đón một lượng khách tăng đột biến. Dự án này hiện đã được Hội đồng thẩm định quyết định đầu tư 90 triệu cho 20% cổ phần. Hay như dự án “Mở trường dạy viết chữ đẹp” của bé Nguyễn Hồ Vy (Đồng Nai) cũng đã được Hội đồng thẩm định và quyết định đầu tư. Dự án “Mở lớp dạy tiếng Anh cho các bạn” của bé Hà Vũ Châu Anh cũng được Hội đồng thẩm định tài trợ 10 triệu để mua thêm sách vở.
Một số dự án sau khi lên sóng thu hút rất nhiều khách hàng như: Dự án mix box - cửa hàng thức ăn nhanh chuyên món rau trộn của 2 bé Huỳnh Ngọc Hân và Lương Ngọc Bảo Hà; kênh Youtube về bảo vệ môi trường của hai anh em Lương Đức Hiếu và Lương Thanh Thảo (Bắc Ninh) cũng nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng.

Gọi vốn thành công hay không không phải là yếu tố quyết định tất cả, quan trọng nhất là chúng ta thấy được tinh thần dám nghĩ, dám làm và quyết tâm theo đuổi đam mê của các con. Như trường hợp của bé Lê Hoàng (Tuyên Quang), dù kêu gọi đầu tư không thành, cậu bé vẫn tự tin cùng với cô bạn thân Hương Mai xây dựng nên trung tâm ACE tại quê hương. Đây là nơi chuyên giảng dạy, hướng dẫn các bạn nhỏ cách học tiếng Anh thông qua sơ đồ tư duy và các kỹ năng mềm khác. Đến nay, trung tâm vẫn hoạt động và thu hút khá nhiều bạn nhỏ theo học.

Nhằm tạo nên những bước đi dài hơn cho những “sếp nhí”, giúp các bé có nhiều hơn nữa những cơ hội thể hiện khả năng của bản thân, trong Hội nghị Thẩm định và công bố đầu tư chương trình “Kiddie Shark - Sếp Nhí Khởi Nghiệp”, Apax Leaders cũng đã dành tặng bộ “giải mã gene” đến từ Genetica dành riêng cho các “Sếp nhí”. Apax Leaders cũng dự kiến sẽ ra mắt mô hình Câu lạc bộ “Kiddie Shark” vào đầu năm 2020.