>>Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Đây được đánh giá là điểm nhấn tại báo cáo thường niên năm nay của trường Đại học Kinh tế quốc dân. Ấn phẩm “Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2021” của trường Đại học Kinh tế quốc dân cho đến thời điểm này là đầy đủ thông tin nhất về những rủi ro tiềm tàng và hiện hữu mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh.

TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh (giữa).

Nếu nói rủi ro từ nội tại nền kinh tế, thì có những vấn đề như lạm phát, hệ thống ngân hàng, nợ xấu, khả năng lành mạnh ứng phó của hệ thống ngân hàng.

Vấn đề này liên quan đến những câu chuyện gần đây về những “lùm xùm” không tốt của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam. Đơn cử, có một số cá nhân, doanh nghiệp bị “điểm tên”. Đây thực sự là một thách thức rất lớn.

Về dài hạn, chúng ta đều biết vai trò của thị trường và hệ thống tài chính. Và bao giờ cũng phải cân đối giữa việc tăng cường khả năng chống chịu ổn định kinh tế vĩ mô, với một bên là tạo điều kiện cho thị trường này phát triển để hỗ trợ cho quá trình phát triển nói chung, phục hồi kinh tế nói riêng.

Về ngắn hạn, làm sao xử lý được những rủi ro đang hiện hữu và những “lùm xùm” vừa qua, nhưng vẫn để thị trường này vận hành. Tuy nhiên, mặc dù rủi ro đang gia tăng trong đó có vấn đề nợ xấu và những câu chuyện rủi ro khác, nhưng tôi cho rằng vẫn nằm trong chừng mực mà chúng ta có thể quản trị được.

Có nhiều lý do, nhưng tại thời điểm hiện nay có những điểm rất khác sau giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Khi đó có một loạt các ngân hàng nằm trong diện bị “quản thúc”. Và sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi đó hệ thống ngân hàng không được tốt như bây giờ.

Nếu nói về cân đối vĩ mô, giai đoạn 2010-2011 sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì xấu hơn bây giờ rất nhiều. Từ thâm hụt ngân sách, tỉ lệ nợ công, dự trữ ngoại hối… Mặc dù hiện nay vẫn còn rất nhiều vấn đề, nhưng đã tốt hơn trước đây.

Bên cạnh đó, kinh nghiệm hoạch định chính sách của Việt Nam cũng khá hơn sau những “vấp váp” từ năm 1997-1998, hay kích cầu năm 2009-2010 đã có những bài học “xương máu” nên hiện nay việc xử lý khủng hoảng linh hoạt hơn.

Ví dụ, việc tiếp nhận thông tin hàng ngày của ngân hàng nhà nước với các ngân hàng thương mại về cung tiền, thanh khoản tốt hơn trước nhưng không phải đã hết thách thức.

Do đó, đề giải quyết những thách thức này, theo tôi có hai nhóm giải pháp quan trọng.

Thứ nhất, về dài hạn. Như chúng ta đã biết, ở Việt Nam câu chuyện xử lý nợ xấu gắn với tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại. Ở đây có 2 vấn đề về tái cấu trúc.

Một là, tăng vốn và hiện chúng ta đang tiếp tục làm trong năm 2022 và những năm tới đây.

Hai là, đảm bao thông lệ tốt nhất. Vấn đề này còn hơi chậm, ví dụ như Basel II. Do đó, thời gian tới chúng ta phải làm tiếp, nếu các ngân hàng nào tốt thì hướng đến Basel III.

Còn trước mắt, từ “linh hoạt” luôn đúng nhưng cần lưu ý ở mức tăng cung tiền M2, tín dụng. Mặc dù đặt mốc không quá nới lỏng trong điều kiện phục hồi nhưng cũng không phải thắt chặt.

Ngoài ra, đánh giá rủi ro tiềm tàng của dòng tín dụng có thể vào. Ví dụ, chứng khoán, bất động sản… Chưa nói đến vấn đề “tạm gọi” là hành chính, đó là bên cạnh thống kê còn có “quota” tỉ lệ không vượt quá 20% trên dưới tổng tín dụng đối với bất động sản.

>>VND có xu hướng lên giá trong 2021

Các diễn giả trao đổi tại Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022: “Ổn định kinh tế vĩ mô và lành mạnh tài chính trong bối cảnh đại dịch COVID-19 & Công bố ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2021”.

Các diễn giả thảo luận tại Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022: “Ổn định kinh tế vĩ mô và lành mạnh tài chính trong bối cảnh đại dịch COVID-19 & Công bố ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2021”.

Trong báo cáo của của trường Đại học Kinh tế quốc dân phân tích rất sâu vấn đề này. Tức là phân khúc bất động sản có rất nhiều, nhưng thời gian vừa qua chúng ta đã đánh đồng về độ rủi ro. Với bất động sản theo nghĩa xây dựng thì đây là ngành có hệ số kéo giúp tăng trưởng rất tốt.

Thứ hai, về ngắn hạn rất cần có sự “uyển chuyển”, đó là cho vay trung và dài hạn. Hay việc cho đến cuối năm 2022 vẫn tiếp tục khoanh, giãn nợ các nhóm nợ nếu có nợ tiềm ẩn.

Xử lý vấn đề này phải thật “khéo”, vì rất phụ thuộc vào sự phục hồi và cách thực thi chương trình phục hồi và phát triển. Nói là hết năm nay nhưng cũng có thể phải sang đến nửa đầu năm 2023. Như vậy, báo cáo đã chỉ ra độ lành mạnh và rủi ro rất khác nhau.

Với nhóm khác cũng rất quan trọng, đó là phát triển thị trường cổ phiếu. Theo tôi, việc quan trọng nhất và phía sau đảm bảo tính lành mạnh là sự lên hạng. Bởi đằng sau đó là câu chuyện minh bạch, các thông lệ, chuẩn mực ngoài tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Đối với trái phiếu, mặc dù chúng ta đã có một chiến lược để tạo ra nền tảng tốt cho thị trường trái phiếu. Thị trường trái phiếu cần kiên trì và dài hạn hơn phát triển thị trường cổ phiếu, chúng ta đã nói về vấn đề này gần 20 năm nay nhưng làm quá chậm.

Sâu xa là từ quan điểm. Một quan điểm cho rằng, chúng ta phải tạo dựng nền tảng tốt như thời gian vừa qua nên trái phiếu chính phủ có bước chuyển tốt. Tuy nhiên, với trái phiếu doanh nghiệp thì vẫn còn “hời hợt”. Còn theo quan điểm khác là phải tốt tất cả. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, muốn tăng trưởng thì nên làm từng bước.

Như vậy, ở đây có 3 vấn đề.

Thứ nhất, minh bạch hoá thông tin.

Thứ hai, giám sát gắn với thưởng phạt. Thông điệp của Chính phủ vừa qua tôi cho rằng rất tốt, đó là về nguyên tắc không hình sự hoá các quan hệ kinh tế. Tất nhiên, nếu ai sai phạm thì phải bị xử phạt.

Thứ ba, làm rõ tính chuyên nghiệp của các nhà đầu tư, từ cá nhân cho đến tổ chức.