Bãi Cỏ Rong trên Biển Đông. Ảnh: PUNTO.COM

Bãi Cỏ Rong trên Biển Đông. Ảnh: PUNTO.COM.

Mới đây, Phó Đô đốc Hải quân Philippines Giovanni Bacordo vừa lên tiếng trước truyền thông nước này kêu gọi chính quyền của Tổng thống Rodrigo Duterte phản đối qua đường ngoại giao về sự hiện diện của hai tàu nghiên cứu Trung Quốc tại khu vực bãi Cỏ Rong, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Philipines chiếm đóng trái phép), đồng thời nói Philippines sẽ không 'mắc bẫy' của Trung Quốc để nổ súng trước.

“Điều này chúng ta cũng thấy rằng là nếu so với trước đây, Philippines luôn thể hiện ngoại giao mang tính hữu hảo của Tổng thống Rodrigo Duterte đối với chính quyền Trung Quốc, nhưng hiện nay có thể thấy rằng Philippines thực sự là cảnh giác đối với Trung Quốc.”- Phó Đô đốc Hải quân Philippines nói.

Các chuyên gia quốc tế nhận định: “Đây là một hành động khá thông minh của Philippines cho cộng đồng quốc tế biết trước là Philippines sẽ hành động như thế nào. Họ cho rằng Trung Quốc luôn luôn có ý đồ xấu và điều này cho thấy Manila không tin tưởng những hành động của Bắc Kinh.”

Tuy nhiên, có điều đáng nói ở chỗ, Philipines kiện Trung Quốc lên Tòa quốc tế, ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan đã ra phán quyết bác bỏ các yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông

Phán quyết của PCA đã giải quyết một cách thuyết phục vấn đề quyền lịch sử và các quyền hàng hải tại Biển Đông dựa theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Phán quyết của tòa trọng tài quốc tế không chỉ là thắng lợi cho nước này mà còn cho tất cả các nước tuân thủ luật pháp, yêu hòa bình và có trách nhiệm trên thế giới.

Thế nhưng, dư luận quốc tế từng ngỡ ngàng khi Tổng thống Duterte tuyên bố thẳng thừng là ông không thể làm gì trước những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.

Tổng thống Philippines nhấn mạnh: “Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, chúng ta cũng tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc có sức mạnh quân sự. Chúng ta thì không có. Họ đang kiểm soát những thực thể ở Biển Đông. Vậy chúng ta có thể làm được gì?”.

Tức là, trong bài phát biểu của mình, người đứng đầu nước Philippines đã tự thừa nhận rằng Trung Quốc đang “sở hữu” các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông và khẳng định nước này không thể giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp nào khác ngoài nỗ lực ngoại giao.

Thậm chí, Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố nếu không thể tự đứng vững, Philippines có thể chọn trở thành một lãnh thổ của Mỹ hoặc một tỉnh của Trung Quốc.

Trong khi đó, cũng cách đây vài ngày, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin đã tái khẳng định rằng nước này sẽ luôn theo phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông và không thỏa hiệp với Trung Quốc. Phát biểu của ông ấy được đưa ra sau nhiều năm nước này không theo đuổi thực thi phán quyết của PCA.

Vì vậy, những phát ngôn của Tổng thống Duterte gần đây khiến nhiều người rất bất ngờ bởi nó có phần yếu đuối. Đồng thời nó cũng phần nào cho thấy lập trường chính trị nội tại của nước này đang có những bất đồng nhất định trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Có thể nói, bây giờ Trung Quốc vẫn thực hiện biện pháp mang tính tham vọng ở khu vực tại Biển Đông, hay đe dọa sử dụng vũ lực, quấy rối, khiêu khích, đặt bẫy các quốc gia thường được coi là nhỏ, yếu hơn, trong đó có Việt Nam ở vùng biển khu vực.

Liên quan đến vấn đề này, Giáo sư Carl Thayer nói rằng: “Trung Quốc đang tìm cách bào mòn quyết tâm của Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền. Nhưng với những tuyên bố và hành động thực tế của Chính phủ Việt Nam, tôi tin người Trung Quốc không bao giờ bào mòn được quyết tâm đó”.

Thực tế đó cho thấy, Trung Quốc sẽ “không đánh” các nước nhỏ, nhưng thực hiện chiến thuật gặm dần, không ra mặt, dùng tàu chiến nhưng lại giả thành các tàu khác để gây sức ép. Nói cách khác, việc Trung Quốc đang làm với Philippines ở các khu vực tranh chấp như Phó Đô đốc Hải quân Philippines  hệt như cách vẫn “đe dọa” Việt Nam lâu nay.

Có điều, dù Việt Nam đang tập trung ứng phó dịch bệnh mới nhưng không quên khẳng chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Và ở Việt Nam, từ lãnh đạo tối cao cho đến người dân đều trên dưới một lòng trong vấn đề bảo vệ chủ quyền của đất nước.

 Vậy nên, đừng bao giờ đi so sánh đường lối, hành động bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam với Philippines.