Khoảng 86% Ngân hàng Trung ương (NHTW) toàn cầu hướng đến nghiên cứu và thí điểm tiền kỹ thuật số của NHTW (CBDC) trong tâm thái thận trọng, với định hướng số hoá định chế tài chính của quốc gia mình. Riêng Trung Quốc, không chỉ tiên phong trong việc ra mắt CBDC, mà còn lấy đây làm bàn đạp củng cố và tạo lực thúc đẩy thêm việc hiện thực hóa tham vọng soán ngôi vị thế của đồng đô la Mỹ, điều mà đồng nhân dân tệ bạc giấy đến nay chưa làm được.

Khoảng 86% Ngân hàng Trung ương (NHTW) toàn cầu hướng đến nghiên cứu và thí điểm tiền kỹ thuật số của NHTW (CBDC) trong tâm thái thận trọng

Khoảng 86% Ngân hàng Trung ương (NHTW) toàn cầu hướng đến nghiên cứu và thí điểm tiền kỹ thuật số của NHTW (CBDC) trong tâm thái thận trọng

Xu hướng CBDC toàn cầu

Có nhiều yếu tố thúc đẩy nhu cầu thanh toán kỹ thuật số và bằng tiền kỹ thuật số. Trong đó, là xu hướng doanh nghiệp trên toàn thế giới tiếp tục số hóa; cùng với đó, thế giới giữa COVID-19 hay hậu COVID đều đang và sẽ dẫn đến nhiều giao dịch thương mại, được xử lý trên các nền tảng xã hội số hơn nữa. Đây là những phân tích của PWC, trong dữ liệu KPI do các công ty nền tảng của Hoa Kỳ và Trung Quốc báo cáo. Việc số hóa các giao dịch thương mại và thanh toán đã tạo ra cơ hội cho các loại tiền kỹ thuật số, với tiềm năng tăng tốc độ giao dịch, chi phí thấp hơn, hợp lý hơn và ghi lại thông tin giao dịch ngay lập tức.

Động lực thị trường cơ bản trên đã thúc đẩy các cơ quan quản lý tiền tệ trên toàn thế giới bắt đầu khám phá các loại tiền kỹ thuật số, hiện đang được hơn 86% Ngân hàng Trung ương nghiên cứu hoặc thí điểm.

Cuối năm 2020, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã phát hành một báo cáo với sự hợp tác của 7 Ngân hàng Trung ương lớn (NHTW), trong số đó, NHTW châu Âu, Ngân hàng Anh, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và Ngân hàng Nhật Bản, đánh giá tính khả thi tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC).

Báo cáo tập trung vào các nguyên tắc về cách tiền tệ kỹ thuật số sẽ cùng tồn tại với tiền mặt và các loại thanh toán khác, những gì sẽ được yêu cầu để việc áp dụng sẽ không gây hại cho sự ổn định tài chính và những tính năng nào sẽ tăng cường đổi mới và hiệu quả tài chính. Một số quốc gia nhỏ hơn, chẳng hạn như Thụy Điển và Thái Lan, đang tổ chức thử nghiệm tiền kỹ thuật số của riêng họ và Bahamas gần đây đã khởi động CBDC quốc gia đầu tiên. 

Trung Quốc, Nga, Iran, Nhật Bản và Anh cùng với những nước khác đã bắt đầu tích cực triển khai các loại CBDC của họ. Trung Quốc  đã tiến hành thử nghiệm thí điểm  tại khu vực đô thị Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Thâm Quyến, Thành Đô, khu vực đồng bằng sông Dương Tử và khu vực Vịnh Đại Lục. Việc lựa chọn các khu vực này được thúc đẩy bởi năng lực đổi mới tài chính và tác động của tiêu dùng cao đối với các nền kinh tế địa phương.

Quan điểm của Trung Quốc

Sự táo bạo của Trung Quốc không có gì đáng ngạc nhiên với vị thế là một xã hội gần như không dùng tiền mặt và sự phát triển mạnh mẽ như một xã hội kỹ thuật số. Năm 2000, Trung Quốc có khoảng 23 triệu người dùng internet, đến nay, con số đó đã tăng lên hơn 900 triệu, về cơ bản tất cả đều sử dụng công nghệ chỉ với một chiếc điện thoại di động. Động lực cho sự tiến bộ đó là quy mô và sự nở rộng của dân số cùng với chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc “vật lý” tương đương.

Ngày nay, tiền tệ của Trung Quốc chiếm khoảng 4% giao dịch toàn cầu. DCEP có thể “bôi trơn” hơn nữa thương mại nội địa và theo thời gian, thương mại toàn cầu cho các công ty Trung Quốc

Ngày nay, tiền tệ của Trung Quốc chiếm khoảng 4% giao dịch toàn cầu. DCEP có thể “bôi trơn” hơn nữa thương mại nội địa và theo thời gian, thương mại toàn cầu cho các công ty Trung Quốc

Một hệ quả là sự xuất hiện của các nền tảng thương mại điện tử và từ trực tuyến đến ngoại tuyến cực kỳ thành công của Trung Quốc. Từ những nền tảng này, hai hệ thống thanh toán kỹ thuật số tiên phong đã hợp nhất, đó là Alipay và Tencentpay, với dịch vụ WeChat Pay cho phép mua sắm gần như không có vùng cấm.

Sau đó, Trung Quốc bắt đầu với một số thí điểm của Nhân dân tệ kỹ thuật số, được gọi là thanh toán điện tử bằng tiền kỹ thuật số (DCEP) và đang nghiên cứu các động thái để mở rộng thử nghiệm sang các khu vực khác. DCEP là phiên bản kỹ thuật số hoàn toàn của Nhân dân tệ, được tải xuống bằng các ứng dụng được phép (ví kỹ thuật số). Đồng tiền này có thể kết hợp các công nghệ an toàn như blockchain, cũng như khả năng giao tiếp trường gần (NFC), cho phép chuyển tiền ngoại tuyến khi hai ví (thường là thiết bị di động) chạm vào nhau.

Những tiến bộ tiếp tục ở Trung Quốc có thể đẩy nhanh những nỗ lực này. Trong năm 2020, đã có vài triệu giao dịch DCEP, tổng trị giá hàng trăm triệu USD và theo một ước tính, nhân dân tệ kỹ thuật số có thể chiếm 15% tổng số thanh toán điện tử của Trung Quốc trong 10 năm. Các cuộc thử nghiệm của Trung Quốc đã tiến hành trên hàng nghìn doanh nghiệp và cũng thu hút trực tiếp người tiêu dùng.

Theo một chuyên gia phân tích, khi thế giới ngày càng trở nên kỹ thuật số và các giao dịch thương mại chuyển mạnh hơn sang các nền tảng kỹ thuật số, thì tiềm năng cho các DCEP sẽ tăng lên. “Ngày nay, tiền tệ của Trung Quốc chiếm khoảng 4% giao dịch toàn cầu. DCEP có thể bôi trơn hơn nữa thương mại nội địa và theo thời gian, thương mại toàn cầu cho các công ty Trung Quốc. Nó cũng có thể cung cấp các biện pháp bảo vệ chống lại các giao dịch gian lận. Sự hấp thụ rộng rãi có thể nâng cao vị thế của nhân dân tệ trên thị trường tiền tệ thế giới so với đồng đô la Mỹ và đồng euro”, vị chuyên gia cho biết.

Không loại trừ sự lớn mạnh của DCEP có thể là một "thế lực" nhanh chóng bù đắp sự "độc quyền" thanh toán số của các ông lớn công nghệ tài chính mà từng được hậu thuẫn. 

Lội ngược dòng

Vừa qua, Viện Nghiên cứu Tiền tệ Kỹ thuật số của PBOC cũng đã khám phá quá trình “quốc tế hóa” của Nhân dân tệ kỹ thuật số. Một dự án nghiên cứu cầu tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương đa phương (m-CBDC Bridge) đang được phát triển cùng với Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông, Ngân hàng Thái Lan và Ngân hàng Trung ương Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Nếu các tiêu chuẩn quốc tế về CBDC được chấp nhận trên toàn thế giới, hệ thống này có thể dần thay thế trật tự tiền tệ toàn cầu được củng cố bởi đồng đô la Mỹ

Nếu các tiêu chuẩn quốc tế về CBDC được chấp nhận trên toàn thế giới, hệ thống này có thể dần thay thế trật tự tiền tệ toàn cầu được củng cố bởi đồng đô la Mỹ

Điều quan trọng là Trung Quốc đã đi đầu trong việc thừa nhận xu hướng kỹ thuật số đang phát triển và tác động ngày càng tăng của nó đối với ngân hàng và tài chính toàn cầu. Trong khi Hoa Kỳ, quốc gia không muốn thay đổi hiện tại - hệ thống giao dịch toàn cầu dựa trên đô la Mỹ.

Ông Mu Changchun, Giám đốc Viện Nghiên cứu Tiền tệ Kỹ thuật số của PBOC đã tuyên bố rằng, ngân hàng này đặt mục tiêu trở thành Ngân hàng Trung ương toàn cầu lớn đầu tiên phát hành một loại tiền kỹ thuật số có chủ quyền. Nó nhằm mục đích thúc đẩy quốc tế hóa Nhân dân tệ và giảm sự phụ thuộc vào hệ thống Đô la toàn cầu.

Sự phát triển của các loại tiền kỹ thuật số có chủ quyền sẽ nâng cấp hệ thống tài chính quốc gia, hoạt động như một đối trọng đối với việc sử dụng tiền điện tử như Bitcoin và cải thiện hiệu quả giao dịch tài chính toàn cầu”, ông Mu Changchun nhấn mạnh.

Trước đó, PBOC đã đề xuất việc áp dụng các tiêu chuẩn toàn cầu cho CBDC tại Hội nghị thượng đỉnh về đổi mới của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế. Cụ thể:

Thứ nhất, luồng dữ liệu tài chính và tiền tệ kỹ thuật số nên đồng thời để giúp các cơ quan quản lý giám sát việc tuân thủ các giao dịch.

Thứ hai, đồng tiền kỹ thuật số nên được vận hành thông qua một nền tảng trao đổi tiền tệ kỹ thuật số có chủ quyền có thể mở rộng và được giám sát được hỗ trợ bởi DLT (một công nghệ sổ cái phân tán giống như blockchain) hoặc các công nghệ tương đương.

Thứ ba, khả năng tương tác giữa các hệ thống tiền tệ kỹ thuật số có chủ quyền của các Ngân hàng Trung ương là rất quan trọng.

Thứ tư, tính độc lập trong các quyết định tiền tệ của các NHTW cũng rất quan trọng. Quyết định của một NHTW về nguồn cung ứng tiền tệ trong biên giới của mình không được can thiệp vào các quyết định tiền tệ của NHTW khác.

Thứ năm, các NHTW toàn cầu áp dụng tiền tệ kỹ thuật số phải gánh vác trách nhiệm tập thể để duy trì sự ổn định tài chính toàn cầu.

Nếu các tiêu chuẩn quốc tế về CBDC được chấp nhận trên toàn thế giới, hệ thống này có thể dần thay thế trật tự tiền tệ toàn cầu được củng cố bởi đồng đô la Mỹ. Do đó, các quốc gia tuân thủ cơ sở hạ tầng tiền tệ kỹ thuật số sẽ có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng bạc xanh.