Chính phủ vừa ban hành Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Trong đó, về lĩnh vực xăng dầu, bãi bỏ một số điều, khoản của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Ảnh: Internet

Xăng dầu mặt hàng rất quan trọng với nền kinh tế quốc gia. Ảnh: Internet

Để bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho đất nước, mấy chục năm qua, chúng ta đã duy trì nhập khẩu, phân phối xăng dầu trong nước dưới sự chỉ đạo hết sức chặt chẽ của Chính phủ, cũng như Bộ Thương mại trước đây, bây giờ là Bộ Công Thương.

Tuy nhiên, hiện nay xã hội đã rất phát triển, nếu chúng ta có thể đưa thêm các doanh nghiệp vào thị trường xăng dầu làm tăng tính cạnh tranh thì giá thành và việc cung ứng xăng dầu sẽ được cải thiện hơn. Chính vì lý do đó, cần cân nhắc trên cả hai phương diện, một là vẫn bảo đảm quản lý nhà nước cho việc cung ứng  mặt hàng quan trọng này. Hai là làm thế nào để thị trường xăng dầu có tính cạnh tranh hơn. Chính vì vậy, cần phải cân nhắc, xóa bỏ các điều kiện và hợp lý hóa một số điều kiện khác.

Khi giảm các điều kiện kinh doanh thì doanh nghiệp có thể đi thuê kho bãi hay máy móc thiết bị. Như vậy sẽ xuất hiện một hình thức kinh doanh mới là cho thuê. Nếu chia sẻ rủi ro bằng cách tạo ra nhiều ngành nghề kinh doanh và nhiều người đầu tư thì khi có biến động, thiệt hại doanh nghiệp phải chịu sẽ ít hơn và quay lại đầu tư kinh doanh nhanh hơn. Ngoài ra, khi chi phí gia nhập thị trường giảm, chi phí kinh doanh giảm thì giá cả sẽ giảm xuống. Khi đó nền kinh tế được hưởng lợi rất nhiều.

“Bộ Công Thương đang tạo nên một sự thay đổi lớn trong môi trường kinh doanh mà Bộ quản lý. Nếu tất cả các bộ đều làm thì đây chính là đột phá về môi trường đầu tư kinh doanh. Chúng ta cứ làm từng bước nhưng dứt khoát thì dần dần sẽ cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế”, ông Cung nói.

Đánh giá về hiệu quả khi Bộ Công Thương thực hiện cắt giảm lần này, TS. Nguyễn Đình Cung cho biết, "thứ nhất, chúng tôi theo dõi việc cắt giảm điều kiện kinh doanh như là một giải pháp để thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh. Lâu nay, quy định về cắt giảm điều kiện kinh doanh là vấn đề nhức nhối, nó làm tăng chi phí gia nhập thị trường, triệt tiêu những sáng kiến trong hoạt động kinh doanh, làm giảm quy mô và sức cạnh tranh trên thị trường. Từ đó, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế".

“Chúng tôi đánh giá rất cao nỗ lực của Bộ Công Thương trong nhiệm kỳ này về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính và cắt giảm điều kiện kinh doanh. Có rất nhiều vướng mắc trong ngành Công Thương nhiều năm trước không giải quyết được mà kỳ này đã giải quyết nhanh chóng. Từ trước đến nay chưa có bộ nào chủ động tự nguyện cắt giảm điều kiện kinh doanh”, ông Cung bày tỏ.

Thứ hai là quy mô, mức độ, số lượng cắt giảm lớn và giải đều các ngành mà Bộ Công thương quản lý.

Thứ ba là tính quyết liệt, hệ thống và có tiêu chí. Nhưng vẫn kỳ vọng nhiều hơn nữa, đặc biệt là những điều kiện làm gia tăng chi phí gia nhập thị trường và làm giảm số lượng tiềm năng của doanh nghiệp kinh doanh. Bởi giảm số lượng tiềm năng là giảm mức độ cạnh tranh, mà trong kinh tế thị trường, cạnh tranh mang tính quyết định. Vì mức độ cạnh tranh càng cao thị trường hoạt động càng tốt, khi đó hiệu quả của nền kinh tế sẽ gia tăng và tạo ra sự bình đẳng trong kinh doanh, không ai bị để lại phía sau.