Lọc Hoá dầu Bình Sơn

Lọc Hoá dầu Bình Sơn là DNNN đầu tiên áp dụng phương pháp chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng  

IPO thành công nhờ phương pháp dựng sổ

Năm 2018 đã chứng kiến các thương vụ bán vốn cổ phần đặc biệt lớn tại các DNNN và tư nhân. Thương vụ IPO tỷ USD lớn nhất là thương vụ của Vinhomes. Theo giới chuyên gia, đây cũng là thương vụ IPO lớn nhất Đông Nam Á năm 2018 theo bình chọn của các nhà đầu tư quốc tế. Ngay sau khi cổ phiếu VHM của Vinhomes chào sàn, các nhà đầu tư nước ngoài đã chi 1,35 tỷ USD để nắm giữ cổ phiếu VHM, tạo nên phiên giao dịch có trị giá trên 1 tỷ USD đầu tiên trong gần 20 năm phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Liên quan đến hoạt động IPO và bán vốn tại các DNNN, có những thương vụ thoái vốn ấn tượng nhất là bán 78,99% vốn điều lệ tại Vinaconex (SCIC bán 57,71% và Viettel bán 21,28%) .Với việc IPO thành công này nhờ phương pháp dựng sổ, Nhà nước đã thu về hơn 9.369 tỷ đồng. 

Trước đó, đầu năm 2018 có các thương vụ IPO, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) trị giá 5.500 tỷ đồng, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) 4.100 nghìn tỷ đồng, Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power) 7.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn  Hữu Hiền, chuyên gia kiểm toán KPMG cho biết, hiện Việt Nam đã vượt qua cả Thái Lan, Indonesia, Singapore, giữ vị trí số 1 Đông Nam Á về IPO. Nhờ phương pháp dựng sổ mà IPO thành công, năm 2018 đã thu được tổng số tiền 2,6 tỷ USD, cao gấp 3,7 lần so với năm 2017.

Ông Đặng Quyết  Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính chia sẻ, hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều áp dụng phương pháp dựng sổ khi tiến hành IPO do phương thức này có nhiều ưu điểm như:Giá bán phù hợp với cầu của nhà đầu tư do trước khi đưa ra mức giá bán, tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện các biện pháp xác nhận nhu cầu của nhà đầu tư 2 lần trong giai đoạn xây dựng biên độ dao động giá và giai đoạn dựng sổ; Thu hút được sự tham gia của nhà đầu tư chuyên nghiệp, có tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài; Khả năng bán thành công cao do phương pháp dựng sổ có sự tham gia của các chuyên gia, của tổ chức bảo lãnh phát hành, được định giá theo quy trình bám sát diễn biến sức cầu của thị trường và tình hình doanh nghiệp.

Triển khai trên diện rộng

Ông Nguyễn Chí Thành, Phó Tổng giám đốc phụ trách SCIC, cũng thừa nhận rằng, việc bán phần vốn tại các doanh nghiệp do SCIC quản lý gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ cuộc đấu giá đó, SCIC đã quyết định thay đổi phương thức bán vốn. "Sau khi thực hiện phương thức bán theo hình thức truyền thống như đấu giá (như hình) không thành công thì SCIC áp dụng theo phương pháp dựng sổ.

Đối với BSR, POW Nhà nước cũng bán theo lô lớn, thay vì phương pháp truyền thống bán theo lô nhỏ, đã hấp dẫn nhà đầu ngoại khi muốn tham gia quyền sở hữu tại các doanh nghiệp này..

Đón đầu xu thế này, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 21/2019/TT-BTC hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu và chuyển nhượng vốn Nhà nước theo phương thức dựng sổ. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 03/06/2019. Theo đó, việc bán cổ phần theo phương thức dựng sổ là hình thức bán cổ phần của doanh nghiệp công khai cho các đối tượng có sự cạnh tranh về giá trên cơ sở tham khảo nhu cầu của thị trường. Đồng thời sẽ triển khai và áp dụng trên diện rộng.

Tổ chức bảo lãnh phát hành theo phương thức dựng sổ là một hoặc một nhóm các công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Tổ chức quản lý sổ lệnh là Sở Giao dịch chứng khoán thực hiện việc cung cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ để quản lý sổ lệnh khi thực hiện bán cổ phần theo phương thức dựng sổ. Đại lý dựng sổ là các công ty chứng khoán tham gia vào việc tổ chức bán cổ phần theo phương thức dựng sổ.

Phương án bán cổ phần lần đầu theo phương thức dựng sổ là một phần trong phương án cổ phần hóa. Trong đó, khoảng giá dựng sổ được xây dựng nhằm phản ánh nhu cầu thị trường về cổ phần được chào bán là cơ sở để xác định giá mở sổ, khoảng giá dựng sổ tối đa không quá 20% tính từ giá khởi điểm.