>> Tư duy chiến lược về biển, đảo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (bài 1)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát trên biển năm 1973. Ảnh tư liệu

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát trên biển năm 1973. Ảnh tư liệu

Sau khi quần đảo Trường Sa được giải phóng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn trăn trở thành lập quần đảo Trường Sa trở thành một huyện đảo, vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển.

Đại tướng đã kiến nghị với Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Quốc hội sớm thành lập đơn vị hành chính ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để đấu tranh bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế biển.

Trên cơ sở đề nghị mang tầm tư duy chiến lược của Đại tướng, ngày 9-12-1982, Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 193-HĐBT “Về việc thành lập huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai” và Quyết định số 194-HĐBT “Về việc thành lập huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng”.

Tháng 6-1988, Ban Chấp hành Trung ương khóa VI tổ chức một cuộc họp về tình hình quần đảo Trường Sa, nội dung chính của cuộc họp xoay quanh việc đánh giá tình hình, diễn biến thực tế ở quần đảo Trường Sa và pháp lý chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

>> Tư duy chiến lược về biển, đảo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (bài 2)

Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khu vực các bãi ngầm Tư Chính, Huyền Trân, Phúc Nguyên, Phúc Tần, Quế Đường, nằm trên thềm lục địa Việt Nam giữa Trường Sa và đất liền cực kỳ quan trọng về chiến lược, Việt Nam cần có biện pháp bảo vệ các bãi ngầm này.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiểm tra vùng biển, đảo Hạ Long cùng Tư lệnh Hải quân Nguyễn Bá Phát dịp Tết Nguyên đán năm 1970. Ảnh: Tư liệu

Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiểm tra vùng biển, đảo Hạ Long cùng Tư lệnh Hải quân Nguyễn Bá Phát dịp Tết Nguyên đán năm 1970. Ảnh tư liệu

Trên cơ sở báo cáo của Ban Biên giới về những thuận lợi và khó khăn trong tìm kiếm biện pháp quản lý các bãi ngầm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười về việc xây dựng các nhà giàn cao chân trên các bãi ngầm trong thềm lục địa Việt Nam.

Sau khi khảo sát thềm lục địa Nam Biển Đông, theo đề  nghị của Tư lệnh Hải quân và Bộ Quốc phòng, ngày 17-10-1988, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã ký Quyết định số 19/NQ-TW chủ trương tiến hành xây dựng các công trình trên tất cả các bãi đá ngầm với tên gọi Trạm dịch vụ Kinh tế- Khoa học kỹ thuật, gọi tắt là công trình DK1.

Từ ngày 10 đến ngày 15-6-1989, nhà giàn thứ nhất được Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tư lệnh Công binh tiến hành xây dựng trên bãi đá ngầm Phúc Tần trong thềm lục địa Việt Nam và sau đó những nhà giàn tiếp theo được xây dựng.

Ngày 05-7-1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ đã ra Chỉ thị 180-UT, quyết định thành lập Cụm Kinh tế - Khoa học - Dịch vụ gọi tắt là DK1 thuộc Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Việc xây dựng các nhà giàn DK1 nhằm 2 mục đích chính: Làm chỗ dựa cho ngư dân khai thác, đánh bắt thủy hải sản và làm "vành đai thép" bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển.

Như vậy, từ tầm nhìn chiến lược của Đại tướng, Việt Nam đã hiện diện một cách thực sự, có cơ sở pháp lý, thường trực trên các bãi ngầm để bảo vệ khu vực khai thác dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Tổ quốc.

(Còn nữa)