Uber đặt cược vào vận tải hàng hóa
Bạn đã quen với hình ảnh tài xế taxi Uber trên đường, vậy bạn đã thấy chiếc xe tải Uber nào chưa?
Nghe có vẻ “hư cấu” nhưng đó lại đang là những gì Uber đang triển khai với dịch vụ mới Uber Freight. Nền tảng này kết nối các tài xế xe bán tải cỡ lớn với các đơn giao nhận các kiện hàng cồng kềnh, ví dụ như các két bia Heineken hay đồ nội thất. Năm ngoái, Uber nói rằng Freight là nền tảng kinh doanh có sức tăng trưởng tốt nhất của hãng. Và đà tăng này có vẻ vẫn đang tiếp diễn:
  • 3,3 tỷ USD là con số định giá của Uber Freight sau khi gọi thêm được 500 triệu USD trong tháng trước từ quỹ đầu tư Greenbriar Equity. Uber vẫn đang nắm giữ phần lớn cổ phần
  • 65.000 là số tài xế Uber Freight kể từ khi ra mắt vào năm 2017. Họ làm việc với các đối tác lớn như AB InBev hay Nestle.
  • +11,1% là phần trăm gia tăng các tin tuyển dụng của hãng trên trang Indeed kể từ tháng Hai.
Vận tải hàng hoá nói chung không linh hoạt bằng vận tải hành khách, bởi các công ty cần soạn hợp đồng và thoả thuận thời gian giao hàng trước khi “chốt đơn”.
Trong bối cảnh thị trường giao nhận hàng tăng trưởng nhanh do dịch, các nhà bán lẻ gặp khó khăn trong việc mở rộng hoạt động vận tải để nắm bắt cơ hội. Uber Freight “nhảy” vào đúng “điểm nóng” đó bằng một giải pháp đơn giản và thuận tiện: các bác tài giờ đây có thể nhận chuyển hàng và thù lao ngay trên ứng dụng.
Ta nhìn ra được gì từ động thái này?
Freight là “con ngựa ô” trong hệ sinh thái của Uber, bởi bản thân công ty cũng có những khó khăn từ những nền tảng khác. Dịch vụ trọng tâm của Uber là vận tải hành khách sụt giảm 73% vào quý trước khi các nước thực hiện giãn cách và người dân không còn ra đường thường xuyên.
Nước Mỹ và nhiều nước khác vẫn đang ngày một xiết chặt luật với dịch vụ gọi xe kiểu Uber, tình hình sẽ còn trầm trọng thêm nữa. Logistics dường như đang là “ngôi sao hi vọng” của Uber.
Còn gì nữa nhỉ?