>> Chiến sự Nga- Ukraine: Mỹ và phương Tây lại "ra tay" giúp Ukraine

Binh sĩ Ukraine ngồi trên pháo phòng không ZU-23-2 tại thủ đô Kiev ngày 3/3. Ảnh: AFP.

Binh sĩ Ukraine sử dụng pháo phòng không ZU-23-2 tại thủ đô Kiev ngày 3/3. Ảnh: AFP.

Do tần suất sử dụng dày đặc, những vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine đang hao mòn sau nhiều tháng sử dụng quá mức dẫn tới hư hỏng. Theo nguồn tin từ các quan chức quốc phòng của Mỹ và Ukraine, khoảng 1/3 trong số 350 khẩu lựu pháo do phương Tây sản xuất cung cấp cho Ukraine hiện giờ đã không hoạt động được trong bất cứ điều kiện nào.

Hiện nay, Bộ Tư lệnh chiến trường châu Âu (EUCOM) của Mỹ đã thành lập một cơ sở sữa chữa vũ khí tại Ba Lan. Trung tá Daniel Day, người phát ngôn của EUCOM cho biết: "Chúng tôi đang nỗ lực làm việc để đảm bảo khả năng bảo trì, bảo dưỡng vũ khí cho quân đội Ukraine".

Theo ông Rob Lee – nhà phân tích quân sự tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, bên cạnh tần suất sử dụng, một trong những nguyên do khiến các vũ khí tại Ukraine trở nên hao mòn nhanh chóng do quân đội quốc gia này không được đào tạo bài bản cách sử dụng cũng như bảo quản vũ khí. 

Bên cạnh đó, việc sửa chữa, bảo dưỡng kho vũ khí cho Ukraine đang dần trở nên cấp bách khi Mỹ và các nước đồng minh đang dần cạn kiệt nguồn cung vũ khí mới cho nước này. Chiến sự Nga- Ukraine đang tiêu tốn đáng kể kho dự trữ khiêm tốn về pháo binh, đạn dược và hệ thống phòng không của các nước châu Âu.

Với tuần suất bắn hàng trăm, hàng nghìn quả đạn mỗi ngày, chính phủ Mỹ ngày càng lo ngại về việc không thể tiếp tục cung cấp cho Ukraine các hệ thống vũ khí và đạn dược tối tân. Các quan chức NATO cho biết số lượng pháo được sử dụng tại Ukraine là đáng kinh ngạc.

Ở Afghanistan, các lực lượng NATO có thể đã bắn 300 quả đạn pháo mỗi ngày và không thực sự lo lắng về năng lực phòng không. Tuy nhiên, Ukraine có thể bắn hàng nghìn viên đạn mỗi ngày và vẫn rất cần hệ thống phòng không chống lại tên lửa của Nga và máy bay không người lái do Iran sản xuất.

“Một ngày ở Ukraine bằng một tháng hoặc hơn ở Afghanistan”, ông Camille Grand, chuyên gia quốc phòng tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu nhận định.

Một quan chức cấp cao của NATO cho biết ở vùng Donbass, Ukraine đã bắn từ 6.000 đến 7.000 quả đạn pháo mỗi ngày; còn quân đội Nga đã bắn 40.000 đến 50.000 viên đạn mỗi ngày. Trong khi đó, Mỹ chỉ sản xuất 15.000 viên đạn mỗi tháng.

>> Chiến sự Nga - Ukraine ra sao trong mùa đông?

pháo M777 do Mỹ sản xuất tại vị trí bắn ở Donetsk, miền đông Ukraine tháng này. Ảnh: NY Times.

Pháo M777 do Mỹ sản xuất được sử dụng tại Donetsk, miền Đông Ukraine. Ảnh: NY Times.

Trên thực tế, sự giảm sút trong kho dự trữ không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Tuy nhiên, một trong những lo ngại lớn là ngành công nghiệp quốc phòng của các nước phương Tây đang gặp phải khó khăn để đáp ứng nhu cầu tăng cao nhanh chóng. "Về lâu dài, Mỹ và các đồng minh sẽ phải đối mặt với sức ép lớn và giảm nguồn cũng vũ khí cho Ukraine nếu không có cách thức hợp lý", ông Camille Grand cảnh báo.

Pháp đã cung cấp một số vũ khí tiên tiến và tạo ra một quỹ trị giá 200 triệu euro (208 triệu USD) để Ukraine mua vũ khí sản xuất tại Pháp. Nhưng Pháp đã cung cấp ít nhất 18 khẩu lựu pháo Caesar hiện đại cho Ukraine - khoảng 20% tổng số pháo hiện có của nước này - và hiện không muốn cung cấp thêm.

Trước mắt, một số chuyên gia cho rằng, các linh kiện cho hệ thống vũ khí phương Tây cần phải được đặt trong trạng thái sẵn sàng và gần với biên giới Ukraine nhất có thể để phục vụ công tác bảo dưỡng. Trong bối cảnh giao tranh vẫn diễn ra với cường độ cao trên khắp các mặt trận, không có dấu hiệu nào cho thấy chiến sự sẽ lắng dịu trong mùa Đông này.

Do đó, cả Nga và Ukraine đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu đạn pháo cho mặt trận. CNN cho biết, Moscow cũng đang cố gắng tăng cường sản xuất vũ khí và được cho là đang tìm cách mua tên lửa từ Triều Tiên và nhiều máy bay không người lái giá rẻ hơn từ Iran.

Ông Eric Fanning, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Công nghiệp Hàng không vũ trụ có trụ sở tại Hoa Kỳ nhận định, “Ngay cả những loại đạn cũ như Javelin và Stinger cũng rất phức tạp và có chuỗi cung ứng rất phức tạp để sản xuất. Mỹ và các nước nên tìm cách tài trợ cho ngành công nghiệp quốc phòng, củng cố chuỗi cung ứng và lôi kéo các nhà cung cấp thiết bị quân sự khác cùng tham gia vào việc bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ".