USD tăng đã và đang gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Ảnh: T.L

USD tăng đã và đang gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Ảnh: T.L

>>> 4 thách thức giữ ổn định tỷ giá cuối năm

Trong khi các doanh nghiệp nhập khẩu có đồng thanh toán bằng yen hay Euro giảm chi phí khi 2 đồng tiền này giảm giá mạnh, thì các doanh nghiệp xuất khẩu vào những thị trường này và cả những thị trường mà tiền nội tệ lên giá, đều lo “sốt vó” do lạm phát tăng, người tiêu dùng có xu hướng “thắt lưng buộc bụng”.

Điển hình với ngành xuất khẩu tỷ đồ gỗ và nội thất, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM cho biết, các đơn hàng đã có dấu hiệu suy giảm từ thị trường Mỹ, thậm chí EU và Hàn Quốc, khi người tiêu dùng lo lạm phát.

Bên cạnh đó, chi phí nhập khẩu gỗ nguyên liệu tăng, USD tăng khiến doanh nghiệp phải tăng chi phí sản xuất.

Tương tự, thiếu đơn hàng, đơn giá giảm, tồn kho tăng cũng đang diễn ra với ngành dệt may. Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Vinatex cho rằng từ nay cuối năm còn nhiều biến động khó dự báo, đặc biệt là xung đột Nga-Ukraine, sự biến động về giá nguyên, nhiên liệu, lạm phát ở các thị trường xuất khẩu như Mỹ, Châu Âu… Do đó, việc giữ được đơn hàng là cả một thách thức với doanh nghiệp.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính, cho rằng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cần chú ý đến tỷ giá hối đoái giữa VND và các đồng tiền thanh toán ngoại thương, để lựa chọn thị trường xuất khẩu, nhập khẩu và lựa chọn đồng tiền thanh toán có lợi cho doanh nghiệp mình; đồng thời nên đa dạng hóa các đồng tiền thanh toán quốc tế.

Một lưu ý nữa là hiện giá cước vận tải đã giảm mạnh hơn so với trong đại dịch, nhưng vẫn tăng 10-15% so với trước đại dịch. Vì vậy, bà Đặng Minh Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP MP Logistics, cho rằng doanh nghiệp phải chủ động đàm phán với khách hàng để hai bên cùng chia sẻ.