Nhờ tập trung nguồn lực đầu tư hợp lý, Hà Nội đã có thêm nhiều tuyến đường giao thông hiện đại.

Nhờ tập trung nguồn lực đầu tư hợp lý, Hà Nội đã có thêm nhiều tuyến đường giao thông hiện đại.

LTS: Nhiều tư duy đổi mới mạnh mẽ, sáng tạo và định hướng lớn mang tính đột phá được kết tinh trong Nghị quyết XIII của Đảng. Tất cả đã mở ra triển vọng hiện thực hóa khát vọng sáng tạo phát triển, xây đựng đất nước Việt Nam thịnh vượng, hùng cường.

Tại Văn kiện Đại hội XIII, ba đột phá chiến lược đã được đưa ra để phát triển đất nước trong thời gian tới bao gồm: đột phá thể chế; đột phá về nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng.

Theo đó, Nghị quyết XIII nêu rõ: xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại, tập trung phát triển hệ thống kết cấu trọng yếu; phát triển kết cấu hạ tầng ở địa bàn đô thị và những địa bàn trọng yếu chiến lược; huy động các nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, bảo đảm hiệu quả tổng hợp và tính hệ thống. Từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường, nhất là ở các đô thị lớn. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát huy các thành phần kinh tế, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Chú trọng xây dựng hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng tại các vùng địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, nhất là khu vực biên giới, hải đảo và các vị trí có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, vùng chiến lược trọng yếu.

Về vấn đề đột phá vào hạ tầng, theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, trong các kỳ đại hội trước, Đảng ta chủ yếu đề cập đến hạ tầng về kinh tế và đã có nhiều giải pháp đồng bộ để phát triển hạ tầng hạ tầng kinh tế đất nước một cách đồng bộ. Tuy nhiên, những năm gần đây, những tác động, cơ hội, tiềm năng từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là rất lớn. Do đó, Đại hội XIII đã nhấn mạnh hơn đến nội dung phải kết cấu hạ tầng đồng bộ, không những về kinh tế mà về mặt xã hội, an ninh-quốc phòng và nhấn mạnh hơn đến hạ tầng số, hạ tầng về công nghệ thông tin, viễn thông.

Ông Trần Văn Huyến, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang bày tỏ rằng đã nghiên cứu và góp ý rất sâu sắc vào các nội dung quan trọng văn kiện đại hội, trong đó tập trung vào giải pháp để quy hoạch, kết nối, liên kết các vùng kinh tế; quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông ở các vùng còn khó khăn, trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long. Khi hạ tầng giao thông thông suốt, hiện đại và kết nối liên vùng đồng bộ sẽ là động lực to lớn để phát triển nông nghiệp bền vững, theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh, từ đó đời sống nhân dân được nâng cao.

sfd

Kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ tạo điều kiện đưa Quảng Ninh phát triển nhanh, bền vững.

Năm 2021 là năm đầu của thời kỳ chiến lược 10 năm 2021-2031, cũng là năm đầu nhiệm kỳ 2021-2025. Đây cũng là mốc thời gian quan trọng làm tiền đề, chuẩn bị cho cả giai đoạn tới. Trong 5 năm tới, một trong những mục tiêu ưu tiên của ngành giao thông chính là nối thông toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cần Thơ; hoàn thành việc xây dựng đường Hồ Chí Minh và đưa vào khai thác sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn I. Đây là những dự án được kỳ vọng sẽ tạo đột phát cho hạ tầng giao thông.

Theo MoneyWeek (Anh), Việt Nam là một trong những thị trường triển vọng nhất khu vực châu Á trong suốt một giai đoạn dài. Cụ thể, Việt Nam đang thoát khỏi cuộc khủng hoảng Covid-19 và ngày càng "tỏa sáng" hơn bao giờ hết. Ngoài ra, phải kể đến những nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Khả năng ngăn chặn đại dịch và nỗ lực duy trì mở cửa nền kinh tế là một trong những nguyên nhân quan trọng mang lại thành tích tốt cho Việt Nam trong năm 2020.

Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều công ty, tập đoàn đã lựa chọn nhiều nước khu vực Đông Nam Á là điểm đến đầu tư nhưng không phải quốc gia nào cũng có thể "hấp thụ" được nguồn lợi này.

Trong khi đó, Việt Nam đã có chiến lược chủ động, chuẩn bị những điều kiện quan trọng, nâng cao chuỗi giá trị sản xuất, từ việc thu hút việc đầu tư trong lĩnh vực dệt may cho đến các tập đoàn điện tử khổng lồ như Apple, Samsung... Thêm vào đó, trình độ giáo dục và kỹ năng của lực lượng lao động Việt Nam tương đối tốt và chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Thời gian qua, theo MoneyWeek, Việt Nam cũng đã nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển dài hạn. Nếu trong quá khứ, cơ sở hạ tầng là một trong những điểm yếu lớn nhất của Việt Nam, thì hiện lĩnh vực này đã có thêm nhiều triển vọng. Theo đó, Việt Nam hoàn toàn có khả năng tăng trưởng bền vững trong dài hạn và trở thành một trong những thị trường triển vọng nhất của châu Á.