Có thể nói, uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố góp phần gầy dựng nên tính biểu trưng và bản sắc của thương hiệu liên tiếp được công nhận danh hiệu “hàng Việt Nam chất lượng cao” này.

Kinh Đô chính thức “chia tay” mảng bánh kẹokhiến nhiều người bất ngờ và nuối tiếc.p/

Kinh Đô “chia tay” mảng bánh kẹo khiến nhiều người nuối tiếc.

Chính thức góp mặt vào thị trường thực phẩm tại Việt Nam từ năm 1993, với sự đầu tư nghiêm túc cho chất lượng, luôn tiên phong sáng tạo sản phẩm đáp ứng xu hướng thưởng thức, biếu tặng, thương hiệu Kinh Đô đã gắn bó và khẳng định vị trí trong lòng người tiêu dùng Việt suốt hơn 2 thập niên qua.

Khẳng định vị thế bằng chất lượng

Năm 2015 được đánh giá là một năm khá sôi động với thị trường bánh kẹo khi người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn với đa dạng thương hiệu, hương vị và mẫu mã. Trước bức tranh tổng thể của ngành với khá nhiều cạnh tranh, thương hiệu Kinh Đô vẫn duy trì đà phát triển bằng việc đầu tư chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đa dạng sản phẩm phục vụ người tiêu dùng. Nhiều sản phẩm bánh kẹo Kinh Đô đã “bám rễ” sâu vào tâm trí người tiêu dùng như bánh quy Cosy, bánh bông lan Solite, bánh quy giòn AFC hay bánh quy Oreo. Thậm chí, cứ hễ nhắc đến bánh kẹo là nhắc đến Kinh Đô.

Kinh Đô bắt đầu mở rộng ngành hàng với bánh mì tươi và bánh bơ vào năm 1996. Sản phẩm này nhanh chóng được người tiêu dùng đón nhận rộng rãi. Đến năm 1998, bắt nhịp cùng ngành hàng bánh kẹo sôi động, Kinh Đô chính thức gia nhập thị trường với sản phẩm bánh trung thu.

Bánh trung thu là sản phẩm mang tính bước ngoặt trong chặng đường phát triển của Kinh Đô. Nếu ở mảng bánh kẹo, Kinh Đô chỉ chiếm hơn 30% thị phần thì với bánh trung thu, Kinh Đô hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường với hơn 70% thị phần tại Việt Nam. Năm 2003, Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall’s từ tập đoàn Unilever và thành lập Công ty cổ phần kem KIDO, chính thức dấn thân vào ngành hàng đông lạnh. Thương vụ cũng này đánh dấu sự kiện đột phá của doanh nghiệp Việt Nam thời điểm đó. Với hai thương hiệu kem nổi tiếng Merino và Celano, Kinh Đô đã tạo nên mức tăng trưởng hàng năm 20%.

Tuy nhiên, kể từ tháng 10/2014, Kinh Đô chính thức “chia tay” mảng bánh kẹo, vốn được coi là “linh hồn” của công ty, khi bán tới 80% cổ phần cho tập đoàn Mondelez International và tiếp tục bán nốt 20% cổ phần vào tháng 7/2015. Điều này không khỏi khiến nhiều người bất ngờ và nuối tiếc. Sau khi thương vụ hoàn tất, Công ty cổ phần Kinh Đô đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO vào tháng 10/2015. Động thái này thể hiện quyết tâm chuyển đổi lĩnh vực của KIDO, chính thức gia nhập vào ngành hàng thực phẩm và gia vị có quy mô 193.500 tỷ đồng.

Từ bỏ “ngôi vương” ngành bánh kẹo, từ bỏ “ngôi vương” mùa trung thu là quyết định rất “táo bạo” của hai anh em ông Trần Kim Thành – Trần Lệ Nguyên, thậm chí có thể coi là quyết định “táo bạo” nhất trong thương trường Việt năm 2015. Càng “táo bạo” hơn khi lãnh đạo Kinh Đô (nay là KIDO) đã quyết chí xóa bỏ hoàn toàn tên và thương hiệu cũ đã gắn bó với người tiêu dùng suốt bao nhiêu năm để tạo dựng thương hiệu mới và bản sắc mới.

“Thoái ngôi” khi thấy cơ hội khác

Ngay từ khi quyết định bỏ mảng bánh kẹo để bước chân vào mảng thực phẩm thiết yếu, KIDO đã nhìn thấy cơ hội ở phía trước, bởi xét về quy mô thị trường ở Việt Nam thì ngành thực phẩm thiết yếu đang có tới 50 triệu người tiêu dùng, trong khi ở lĩnh vực bánh kẹo chỉ 36 triệu người. Ngành thực phẩm và gia vị cũng là ngành có quy mô thị trường lớn, lên tới 193.500 tỷ đồng, trong đó ngành hàng khô có quy mô 70.300 tỷ đồng và ngành lạnh với quy mô 15.940 tỷ đồng.

Nói về việc tập trung nguồn lực đầu tư vào ngành hàng thực phẩm và gia vị, theo ông Trần Lệ Nguyên - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ, là bởi KIDO có thể tận dụng được hệ thống kênh phân phối dày đặc hiện có trên khắp cả nước. Cụ thể, với mảng thực phẩm đóng gói hiện KIDO có khoảng 400.000 điểm bán hàng, 220 nhà phân phối và 2 nhà máy ở 2 miền Nam – Bắc. Với mảng thực phẩm đông lạnh, công ty hiện đang sở hữu 70.000 điểm bán hàng, 100 nhà phân phối và 2 nhà máy ở 2 miền Nam – Bắc. Đây là lợi thế lớn nhất giúp công ty nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường.

Để tập trung mở rộng mảng kinh doanh cốt lõi, KIDO đặt mục tiêu đẩy nhanh hợp tác với các đối tác nước ngoài trong cùng ngành. Cụ thể, KIDO sẽ kết hợp với các doanh nghiệp sản xuất lớn trong khu vực như Thái Lan, Indonesia… để rút ngắn thời gian ra đời sản phẩm, nhanh chóng cung cấp cho thị trường những sản phẩm tốt, có thương hiệu.

Ông Trần Kim Thành, Chủ tịch HĐQT KIDO tự tin cho rằng, tiềm lực tài chính, nền tảng công nghệ, sự am hiểu khẩu vị người tiêu dùng Việt và năng lực thực thi hiệu quả sẽ tiếp tục là thế mạnh cốt lõi của KIDO. Chính nhờ những thế mạnh cốt lõi trên mà chúng tôi vô cùng tự tin về tiềm năng phát triển lớn mạnh của tập đoàn trong tương lai”, ông Thành nói.

Theo báo cáo tài chính năm 2019, doanh thu của KIDO đạt 7.210 tỷ đồng, tổng tài sản công là 11.903 tỷ đồng. Hoàn thành 87% kế hoạch doanh thu và 94% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.