Seagame - tên gọi đầy đủ của nó là “Đại hội thể thao Đông Nam Á” là sân chơi thể thao nhằm mục đích giao lưu, học hỏi, tăng tình đoàn kết lẫn nhau giữa 11 quốc gia trong khu vực.

Seagame lần thứ 30 do nước chủ nhà Phillippines đăng cai tổ chức, gồm có 44 môn thi đấu tranh tài 529 bộ huy chương. Có những môn thi “thắp đuốc” tìm không ra, cũng có những môn thi mà sức hút của nó khủng khiếp đến mức có thể làm đảo lộn mọi thứ!

Là người Việt Nam, xem Seagame, không ai có thể dấu nổi cảm xúc khi vận động viên nước mình ra sân thi đấu, cảm xúc đó được đẩy lên cao hơn khi quốc ca Việt Nam được cử hành long trọng để vinh danh người chiến thắng.

Có hàng trăm tấm huy chương được các vận động viên mang về, có lẽ vì thời lượng không cho phép nên ống kính truyền hình chỉ lướt qua, báo đài cập nhật. Nhưng nếu đi vào tiểu tiết, không một chiến thắng nào mà không được tạo nên từ khổ luyện.

Có tấm huy chương vàng nào mà không khổ luyện và hy sinh?

Có tấm huy chương vàng nào mà không khổ luyện và hy sinh?

Ít ai biết mặt sau của rất nhiều tấm huy chương vàng Seagame, đằng sau thành tích vang dội trên đấu trường quốc tế còn quá nhiều khoảng lặng mà khi biết đến không ít người phải chạnh lòng xót xa.

Nữ tuyển thủ quốc gia Nguyễn Thị Liễu lài cái tên mà không ai mê bóng đá nữ không biết đến. Nhưng cũng quá ít người biết rằng, sau những ngày tháng chinh chiến mang vinh quang về cho Tổ quốc, Liễu lặng lẽ trở về làm người bán rau bên lề đường!

Tại vòng loại ASIAN Cup 2014, thân mẫu của Liễu qua đời, 3 ngày sau cô nén nỗi đau để cùng đội sang Tây Á thi đấu. Đó là sự hy sinh quá lớn. Vì điều gì nếu không phải là màu cờ săc áo?

Cho đến đội tuyển bắn súng, tại Olympic Rio (Brazil) xạ thủ Hoàng Xuân Vinh thực hiện cú bắn đi vào lịch sử mang về tấm huy chương vàng Olympic đầu tiên cho thể thao Việt Nam.

Nhưng cũng rất ít ai biết được rằng, trước thềm Seagame 29, đội bắn súng Việt Nam thiếu thốn đến mức không có…đạn để tập luyện! Vấn đề có phải vì thiếu kinh phí hay một lý do nào khác?

Rồi hàng trăm tấm huy chương ở Seagame 30 giúp đoàn Việt Nam đứng vị trí cao trên bảng xếp hạng. Ai biết được họ từng khổ luyện ra sao, từng vượt qua nghịch cảnh như thế nào để khiến cộng đồng quốc tế phải trịnh trọng cử hành quốc ca thiêng liêng của chúng ta!

Các tuyển thủ nữ Việt Nam và tấm huy chương vàng thứ 6 trong lịch sử - là đội giàu thành tích nhất tại đấu trường Seagame, nhưng mấy ai biết đến họ, mấy ai dành một vài bài báo, đoạn phóng sự để tri ân lịch sử hào hùng ấy?

Nữ tuyển thủ nhập viện sau tấm huy chương vàng Seagame 30

Nữ tuyển thủ nhập viện sau tấm huy chương vàng Seagame 30

Trên sân vận động Rial Memorial (Phillippines) tối ngày 7/12 chúng ta một lần nữa rõ ràng chứng kiến những bông hồng thép Việt Nam kiên cường, đổ máu, kiệt sức để mang về tấm huy chương vàng quý giá.

Nhưng ở quê nhà vẫn không có “bão”, các chương trình bình luận trước, trong và sau trận đấu vẫn không đủ “nhiệt” như bóng đá nam! Vì sao thế? Vì bóng đá nữ không hấp dẫn? Vì thành tích của đội nữ không mang lại khoái cảm tột cùng như bóng đá nam?

Trong số 98 huy chương vàng Seagame của đoàn thể thao Việt Nam (tính đến thời điểm 11h ngày 11/12) đều là nỗ lực tuyệt vời của tất cả. Vàng nào cũng là vàng mà thôi!

Nhưng rất có lý do để chạnh lòng xót xa khi nhìn vào bóng đá nam, cũng là một tấm huy chương vàng nhưng được ngợi ca đến mây xanh. So với thành tích bóng đá nữ và các môn thể thao khác, bóng đá nam phải “xách dép” lâu lắm mới sánh kịp.

Và cả những nỗi đau thể xác...

Và cả những nỗi đau thể xác...

Đấy, 60 năm cả dân tộc chờ đợi, đầu tư không biết bao nhiêu công sức, lấy đi không biết bao nhiêu nước mắt của người hâm mộ, tiêu tốn không biết bao nhiêu nguồn lực và 1 tấm huy chương vàng đã lấn át tất cả phần còn lại. Như thế có công bằng?

Song, họ được truyền thông săn đón, được doanh nghiệp nồng hậu quan tâm, được hàng chục triệu người hâm mộ ưu ái như những đứa con ưu tú. Ai đó có thấy buồn cho những tấm huy chương khác?

Vẫn biết rằng bóng đá được mệnh danh là “môn thể thao vua”, không gì có thể mang lại xúc cảm mãnh liệt như những đường bóng, những bàn thắng và chiến thắng. Nhưng chỉ mỗi bóng đá không thể giúp thể thao Việt Nam trở thành cường quốc khu vực.

Dẫu biết rằng, cảm xúc trong mỗi con người là điều không thể miễn cưỡng, nhưng như thế mới cần cái nhìn công tâm hơn ở các cấp lãnh đạo, những người làm chính sách trong thể thao.