Vinatex đã công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2019 với doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng. Cụ thể, quý 4 doanh thu thuần đạt 4.953 tỷ đồng, tăng 6,2% làm cho lợi nhuận gộp của Vinatex thu về đạt 380,5 tỷ đồng, tăng 7%.

p/Đồ thị so sanh doanh nghiep trong ngành.

Đồ thị so sanh doanh nghiep trong ngành.

Lãi nhờ tiết giảm chi phí

Đáng chú ý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đã được Vinatex cắt giảm đáng kể gần 40 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thuộc về công ty mẹ đạt gần 60 tỷ đồng cao gấp 2 lần so với quý 4/2018.

Trong năm 2019 Vinatex thông báo đã chào bán thành công cổ phiếu của Bông Việt Nam và thu ròng về số tiền hơn 39 tỷ đồng. Bên cạnh đó Vinatex đã thông báo thoái toàn bộ hơn 2,7 triệu cổ phần, tương đương hơn 67,1% vốn điều lệ tại Công ty CP Len Việt Nam với giá khởi điểm 10.500 đồng/cổ phần...

Tuy nhiên, cả năm 2019 Vinatex doanh thu đạt 18.435 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 628 tỷ đồng, lần lượt giảm 3.49% và 10.67% so với năm 2018.

Từ những phân tích trên cho thấy, kết quả kinh doanh của Vinatex tạm chững lại trong năm 2019. Giải thích cho sự sụt giảm trên, HĐQT Vinatex cho rằng, nguyên nhân chính là chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành dệt may nói chung và Vinatex nói riêng. Kết quả sản xuất kinh doanh không khả quan ở các nhà máy sợi đã ảnh hưởng tới toàn bộ tập đoàn.

Thách thức trước ngưỡng cửa EVAFTA

Công ty chứng khoán BIDV (BSC) dự báo, trong các nhóm ngành chịu ảnh hưởng từ hiệp định EVFTA, các ngành như dệt may, thủy sản, cảng biển sẽ được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp, ngoài ra cũng có một số ngành khác được xóa bỏ thuế quan nhưng không được hưởng lợi nhiều như ngành gỗ. Những doanh nghiệp dệt may có tỷ trọng xuất khẩu lớn sang thị trường EU sẽ được hưởng lợi lớn nhất. Có thể kể đến một số công ty như TNG (tỷ trọng xuất khẩu sang EU chiếm trên 50%), May Sài Gòn (41%), May Sông Hồng (30%), May Việt Tiến (14%)...

Việc ký kết EVFTA ngay lập tức sẽ gỡ bỏ 85,6% số dòng thuế, tương đương với 70,3% kim ngạch hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU. Mặc dù hiện không nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể đáp ứng được yêu cầu xuất xứ từ EVFTA. Tuy nhiên, đây là chất xúc tác giúp thúc đẩy tăng trưởng sản lượng đơn đặt hàng từ Châu Âu, đặc biệt từ những doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu lớn tại Châu Âu. Do vậy dù Hiệp định đã ký kết thì Vinatex vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt.

Với những thách thức đã phân tích ở trên chuyên gia phân tích Phan Bảo Long-Công ty BSC cho rằng, dù hưởng lợi từ EVFTA nhưng đối với Vinatex thách thức còn rất dài bởi cổ phiếu VGT của Vinatex đang trong xu hướng giảm từ tháng 2/2018 đến nay. Trị giá cổ phiếu phản ánh rất trung thực tình hình hoạt tăng trưởng của doanh nghiệp đó. Tính đến đầu năm 2020, cổ phiếu đã sụt giảm khoảng 50% giá trị.

Về xu hướng cổ phiếu này giảm dài hạn, nếu không có động lực tác động mạnh về hoạt động kinh doanh thì các cổ đông, nhất là cổ đông Nhà nước khó có lợi nhuận từ doanh nghiệp hàng đầu ngành may này. Đây sẽ là thách thức rất lớn dù Hiệp định EVFTA đã mở ra nhiều cơ hội đối với doanh nghiệp Dệt may lớn nhất cả nước…