>> Ảm đạm thị trường vé xe, tàu Tết Đà Nẵng

Chưa có nhà đầu tư

Dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng có kế hoạch xây dựng từ năm 2004, chia thành 2 tiểu dự án. Trong đó gồm tiểu dự án 1 là di dời ga đường sắt Đà Nẵng và tái phát triển đô thị, tổng kinh phí khoảng 10.236 tỷ đồng và tiểu dự án 2 khoảng 2.400 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, Tiểu dự án 1 sẽ di dời nhà ga, tuyến đường sắt quốc gia Bắc - Nam ra khỏi trung tâm TP Đà Nẵng và dịch về phía Tây TP với các hạng mục: Xây dựng tuyến đường sắt mới khổ 1.000mm dài khoảng 29km; xây dựng các công trình vượt sông, đường bộ, đường sắt; xây dựng 1 nhà ga hành khách chính và các ga hàng hóa. Tuy nhiên đến nay, dự án gần như dẫm chân tại chỗ.

Xung quanh ga đường sắt mới sẽ được đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị theo hướng phát triển tích hợp, cải thiện hạ tầng đô thị và nâng cao điều kiện sống cho người dân, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Sau gần 20p/năm, TP Đà Nẵng vẫn chưa tìm được nhà đầu tư thực hiện dự án di dời ga Đà Nẵng.

Sau gần 20 năm, TP Đà Nẵng vẫn chưa tìm được nhà đầu tư thực hiện dự án di dời ga Đà Nẵng.

Theo UBND TP Đà Nẵng, tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua thành phố dài khoảng 40,3km, hai bên là các khu dân cư thu nhập thấp, điều kiện cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trường không đảm bảo. Do đó, sau khi di dời tuyến đường sắt và tận dụng lại hành lang đường sắt cũ sẽ tái phát triển thành các trục giao thông chính.

Trong đó, xây dựng trục giao thông chính với mặt cắt ngang dự kiến 33m, 6 làn xe để kết nối các khu vực, đồng thời là tuyến vận tải công cộng trong tương lai. Trong hợp phần này cũng sẽ đầu tư xây dựng các khu tái định cư.

Tuy nhiên, gần 20 năm qua dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng vẫn bị "treo" khiến đời sống của người dân tại vùng quy hoạch khốn đốn. Do đó, người dân rất mong muốn dự án sớm được triển khai, hoặc là thành phố Đà Nẵng hủy bỏ kế hoạch này để người dân được sử dụng đất theo đúng quyền lợi.

>> Đà Nẵng đã sẵn sàng đón khách du lịch quốc tế

>> Sở Xây dựng Đà Nẵng nói gì về những lùm xùm tại chung cư F.Home?

Thông tin về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng cho hay địa phương đang tích cực kêu gọi các nhà đầu tham gia vào dự án di dời ga đường sắt. Tuy nhiên, ông Quảng cũng cho biết việc triển khai đang gặp nhiều khó khăn trong kêu gọi đầu tư.

"Vấn đề này đã tồn tại nhiều năm và gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, đặc biệt là tìm nhà đầu tư vào dự án này. Thành phố đã kêu gọi nhưng hiện chưa có nhà đầu tư nào quan tâm”, ông Nguyễn Văn Quảng cho hay.

Chờ đến khi nào?

Ông Nguyễn Thiện Sinh – Tổ trưởng tổ dân phố số 36 (phường Hòa Khánh Nam) cho hay khi biết tin Đà Nẵng có chủ trương quy hoạch khu vực trở thành ga đường sắt mới người dân địa phương rất ủng hộ. Thông qua nhiều cổng thông tin, người dân mong muốn sớm được di dời đi để ổn định cuộc sống, qua đó cũng góp được phần nào vào công cuộc phát triển chung của địa phương.

"Thế nhưng, sau gần 20 năm “treo” dự án cũng là chừng ấy thời gian sống trong đợi chờ mòn mỏi. Rất nhiều quyền lợi của người dân không thể thực hiện được trên chính thửa đất của mình như xây, sửa nhà cửa, vay vốn ngân hàng,... vì đang là vùng trong quy hoạch. Chưa kể đến, khu vực này hạ tầng rất lỗi thời nên mỗi khi tới mùa mưa bão lại càng thêm lo", ông Sinh nói.

Người dân và chính quyền địa phương mong muốn dự án sớm được triển khai, hoặc dự án này được thay đổi, bãi bỏ.

Người dân và chính quyền địa phương mong muốn dự án sớm được triển khai, hoặc dự án này được thay đổi, bãi bỏ.

Ông Thân Đức Minh – Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) cho rằng dự án di dời ga đường sắt hiện nay đều trông chờ vào sự quyết định của Trung ương thì những tồn tại mới có thể chấm dứt. Ông Minh thông tin việc Thủ tướng Chính phủ có điều chỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, trong đó có phê duyệt di dời ga đường sắt đến địa bàn phường Hòa Khánh Nam. T

"Thế nhưng, trong quyết định chính thức thì đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có quyết định hủy bỏ ga đường sắt. Nên khi chưa có quyết định hủy bỏ thì tất cả các công trình có trong dự án như nhà cửa cũng không được thực hiện quyền và nghĩa vụ như trong luật đất đai”, ông Thân Đức Minh cho biết. Thành phố không thể tự quyết định được thời gian di dời. Mặc dù biết rằng dự án này đã kéo dài từ năm 2004 đến bây giờ và mong muốn người dân là được triển khai hoặc hủy bỏ dự án để người dân được có quyền sử dụng. Tuy nhiên, mọi việc vẫn phải chờ thời gian tới", ông Thân Đức Minh nói.