>> Sun Signature Gallery - Những mảng màu nghệ thuật giữa thế kỷ XX

Shot Sage Blue Marilyn

Bức tranh “Shot Sage Blue Marilyn” của Andy Warhol.

Hôm thứ Hai vừa qua, bức tranh “Shot Sage Blue Marilyn” của Andy Warhol đã lập kỷ lục với giá 195 triệu USD tại buổi đấu giá ở New York.

Bạn có thể sẽ còn ngạc nhiên hơn về cái giá này nếu bạn biết đây không phải là một bức vẽ, mà là một bức tranh… in hàng loạt. Nhưng nếu ai đã từng biết đến Pop Art, Andy Warhol và cả câu chuyện về bức tranh vừa bán đấu giá kia thì lại cho rằng… rất dễ hiểu.

Ngày 5/8/1962, thần tượng điện ảnh Marilyn Monroe qua đời vì dùng thuốc quá liều. Warhol nhận thấy ngay đây là câu chuyện hay. Warhol luôn biết rằng cái chết là một yếu tố quan trọng giúp bán được nghệ thuật.

Biết rằng “đúng lúc là tất cả”, ngay hôm sau, Warhol gọi cho người đại diện của Marilyn và mua một bức ảnh của cô. Sau đó ông pha màu, đủ các màu đỏ hồng, lam neon, lục dạ quang, vàng, bạc, v.v., những màu sắc cường điệu lòe loẹt thể hiện sự phù phiếm của Hollywood, và in hàng loạt đem bán.

Một lần vừa mới in xong thì một người bạn của Warhol bước vào. Sẵn “điên điên” và có vẻ đang “phê”, cô này rút súng ra chĩa thẳng vào Warhol. Nhưng khoảnh khắc cuối cùng, cô xoay sang nhắm vào xấp chân dung Marilyn vừa in xong và bóp cò. 4 bức bị đạn xuyên qua trán.

Warhol chẳng thèm sửa mấy bức này. Ông đặt tên tranh là “Marilyn bị bắn” và đem bán.

Bức đầu tiên, bán năm 1967 giá 5.000 USD.

Bức thứ 2 năm 1989 giá 4,1 triệu.

Bức thứ 3 năm 2017 giá 200 triệu.

Và bức thứ 4 vừa bán đầu tuần giá 195 triệu. Một cái giá có vẻ không có gì là bất ngờ lắm với giới chơi tranh.

Giao dịch trên đã khai mạc một cuộc chạy marathon đấu giá nghệ thuật kéo dài 2 tuần với số tổng tiền ước tính là 2,6 tỷ USD. Bức tranh phá kỷ lục của Warhol được bán chỉ trong 4 phút, chứng tỏ rằng mặc dù thị trường chứng khoán đang trải qua giai đoạn căng thẳng nhất, nhu cầu sở hữu các tác phẩm nghệ thuật có giá trị vẫn rất lớn.

Sau khi vượt qua năm 2020 đầy biến động, thị trường nghệ thuật đã phục hồi trở lại với sự phục hồi lớn vào năm 2021. Một báo cáo gần đây của nhà kinh tế văn hóa Clare McAndrew cho rằng sự phục hồi này là do một vài yếu tố, bao gồm một số xu hướng mới: Doanh số bán hàng trực tuyến, chiếm 20% tổng doanh số bán hàng vào năm 2021; NFT, kéo người mua mới vào cuộc - 78% người đặt giá thầu NFT của Sotheby là người mới tham gia đấu giá và trên 50% là dưới 40 tuổi

tác phẩm nghệ thuật thường được coi là “nơi trú ẩn” chống lại lạm phát

Tác phẩm nghệ thuật thường được coi là “nơi trú ẩn” chống lại lạm phát

>>Công bố kết quả cuộc thi Ảnh nghệ thuật Quốc tế lần thứ 11

Điều này đã đóng góp vào tổng doanh thu 65 tỷ USD cho các nhà đấu giá bán tác phẩm nghệ thuật và đồ cổ - tăng 29% so với năm 2020 và vượt xa tổng doanh thu của năm 2019.

Nhưng năm 2022 có thể mang lại nguồn tiền lớn hơn. Một trong các lý do là vì các tác phẩm nghệ thuật thường được coi là hàng rào chống lại lạm phát, hiện đang trên đà đạt mức cao nhất trong gần 40 năm qua. Một lý do khác là một số tác phẩm đến từ các tên tuổi lớn, bao gồm:

Basquiat, với tác phẩm “Untitled” trị giá ước tính 70 triệu USD

Mark Rothko, người có 2 bức tranh được bán đấu giá ước tính tổng cộng 145 triệu USD

Jackson Pollock, người có tác phẩm “Number 31” có giá chào bán là 45 triệu UDS trở lên

Khi nhìn vào bức tranh thị trường trong 2 năm qua, không khó để hiểu vì sao cơn sốt mua tranh lại đến vào thời điểm này, và dự đoán sẽ còn tiếp tục xuyên suốt năm 2022.