LĐLĐ Việt Nam - VCCI - Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) - Hiệp hội Da, Giày, Túi xách Việt Nam (LEFASO) ký kết tuyên bố chung về sáng kiến hợp tác khắc phục hậu quả COVID-19.

LĐLĐ Việt Nam - VCCI - Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) - Hiệp hội Da, Giày, Túi xách Việt Nam (LEFASO) ký kết tuyên bố chung về sáng kiến hợp tác khắc phục hậu quả COVID-19.

Thông qua việc ban hành, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW nhận thức về vị trí, vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội được nâng lên. Lần đầu tiên, các quy định về doanh nhân, quyền đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nhân, doanh nghiệp được hiến định.

Hơn 1 triệu doanh nghiệp thành lập mới

Chia sẻ với DĐDN, ông Hoàng Quang Phòng, Bí thư Đảng uỷ, Phó Chủ tịch VCCI, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Ban chỉ đạo Trung ương tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW khẳng định, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam luôn là lực lượng xung kích đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đảng ta luôn coi trọng vai trò của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp.

Trên thực tế, trong giai đoạn 2011-2020, cả nước có hơn 1.035.000 doanh nghiệp thành lập mới, bình quân 103.530 doanh nghiệp/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 6,35%/năm. Trong khi đó, trung bình mỗi năm có khoảng 76.140 lượt doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng bình quân 7,29%/năm. Các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chiếm 94%, doanh nghiệp quy mô vừa chiếm 3,4%.

Đáng nói, vai trò tạo việc làm cho xã hội của doanh nhân được dư luận đánh giá cao, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Các doanh nhân đã góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế và là trung tâm đổi mới sáng tạo, phù hợp với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Đặc biệt, Nghị quyết 09-NQ/TW ra đời đã phản ánh đúng nguyện vọng của đội ngũ doanh nhân và yêu cầu của nền kinh tế. “Thông qua việc ban hành, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW, nhận thức của các tổ chức trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội được nâng lên. Lần đầu tiên, các quy định về doanh nhân, quyền đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nhân, doanh nghiệp được hiến định”, Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Nghị quyết cũng là cơ sở để cả hệ thống chính trị đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện, ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động. Tăng cường hỗ trợ đội ngũ doanh nhân mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

“Chắp cánh” vươn xa

Tuy nhiên, thực tế công tác tuyên truyền, kiểm tra, gíam sát chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về doanh nhân, doanh nghiệp ở không ít địa phương còn nhiều bất cập. Năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, quá trình cải thiện còn chưa ổn định và bền vững, vẫn ở mức trung bình so với ASEAN và thế giới, Việt Nam vẫn đang nỗ lực phấn đấu vào top 3-4 của ASEAN.

“Hệ thống pháp luật về kinh doanh còn có hạn chế, vướng mắc, cản trở phần nào quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật về đầu tư kinh doanh còn một số mâu thuẫn, chồng chéo khiến thủ tục đầu tư khó khăn, vướng mắc, thậm chí không thực hiện được”, Phó Chủ tịch VCCI thẳng thắn.

Từ những tồn tại này, cùng với bối cảnh mới của tình hình kinh tế xã hội trong nước và thế giới, nhiều ý kiến đề xuất, mong muốn lãnh đạo Đảng, Nhà nước xem xét, ban hành kết luận giải pháp tổng thể để tiếp tục thực hiện những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết 09-NQ/TW gắn với triển khai những nhiệm vụ được nêu trong các văn kiện và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị.

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy tinh thần và khát vọng khởi nghiệp quốc gia, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp. Tăng cường khởi sự doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí không hợp lý. Tăng cường hiệu quả thực hiện vai trò của Nhà nước trong kiến tạo, định hướng phát triển hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp theo cơ chế thị trường định hướng XHCN và thực tiễn ở Việt Nam.

Tiếp tục rà soát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ các điều kiện kinh doanh, “giấy phép con” không còn phù hợp, cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ phát triển thương hiệu. Hỗ trợ doanh nhân xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, thiết lập cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền và các đầu mối của cộng đồng doanh nghiệp như VCCI và các Hiệp hội doanh nghiệp để kịp thời cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về đàm phán, thoả thuận cam kết các FTA. Đồng thời, chỉ định một cơ quan có thẩm quyền để hướng dẫn trả lời khi doanh nghiệp có vướng mắc hoặc có các cách hiểu khác nhau giữa các cơ quan thực thi và doanh nghiệp.

Bộ Chính trị cũng yêu cầu tổng kết để tìm ra các quyết sách mới, qua đó, có thể ban hành một Nghị quyết mới hoặc là một quyết sách mới để có thể có thể tiếp tục thực hiện Nghị quyết quan trọng này về đội ngũ doanh nhân Việt Nam.