Báo cáo nghiên cứu về gói hỗ trợ kinh tế lần 2 của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV nhắc lại, trong năm 2020, nhằm đối phó với những tác động của đại dịch COVID-19, Việt Nam đã sớm đưa ra 4 gói hỗ trợ với tổng giá trị công bố hơn 1,1 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng giá trị thực mà Chính phủ và hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) cam kết bỏ ra ước tính khoảng 184,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 2,94% GDP năm 2020.

Trong năm

Trong năm 2020, nhằm đối phó với những tác động của đại dịch COVID-19, Việt Nam đã sớm đưa ra 4 gói hỗ trợ với tổng giá trị công bố hơn 1,1 triệu tỷ đồng

Từ kết quả thực tế

Trong đó, gói hỗ trợ tài khoá với giá trị ước tính 73,1 nghìn tỷ vào tháng 4/2020 gồm các biện pháp cho phép miễn, giảm thuế, phí, lệ phí (69,3 nghìn tỷ đồng) và gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất (180 nghìn tỷ đồng trong 5 tháng). Thực chất ở đây là giãn, hoãn nộp và người dân, doanh nghiệp vẫn phải trả khi đến hạn, giá trị hỗ trợ chính là phần tiền không tính lãi khi gia hạn, ước tính 3.825 tỷ đồng. Đến hết ngày 31/12/2020, mới có 48% (87.300 tỷ đồng) trong tổng số tiền thuế và tiền thuê đất được giãn, hoãn.

Đối với gói hỗ trợ tiền tệ - tín dụng giá trị ước tính 36,6 nghìn tỷ đồng bao gồm phần giảm lãi suất khi các TCTD cho vay mới với lãi suất ưu đãi (giảm 1-2,5%/năm so với thông thường) với quy mô cam kết khoảng 600 nghìn tỷ đồng. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ mà vẫn giữ nguyên nhóm nợ (không tính lãi phạt). Miễn, giảm lãi (giảm 0,5-1,5% cho các khoản vay hiện hữu bị ảnh hưởng). Miễn, giảm phí, nhất là phí thanh toán và một số phí dịch vụ khác...

Các khoản hỗ trợ này dẫn đến giảm lợi nhuận trước thuế (giảm 20- 25%) cả năm 2020 của các TCTD và giảm thu ngân sách tương ứng. Song song với đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã 3 lần giảm lãi suất điều hành, giúp các TCTD có điều kiện giảm lãi suất. Đến hết tháng 12/2020, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng 270 nghìn khách hàng với dư nợ gần 355 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 590 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng, đặc biệt các TCTD đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn mức phổ biến từ 0,5-2,5% so với trước dịch) với doanh số cho vay lũy kế từ ngày 23/1 đến hết năm 2020 đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng, cho hơn 390 nghìn khách hàng.

Với gói an sinh xã hội quy mô 62 nghìn tỷ đồng, song thực chất có giá trị khoảng 49,7 nghìn tỷ đồng. Do chi phí của gói hỗ trợ cho vay trả lương về bản chất chỉ là phần lãi không tính do lãi suất là 0% - khoảng 390 tỷ đồng. Đến hạn, doanh nghiệp vẫn phải trả lại phần tiền gốc đã vay. Tính đến hết năm 2020, gói an sinh xã hội đã giải ngân hơn 12,8 nghìn tỷ đồng (khoảng 20,6 tổng giá trị) cho gần 13 triệu người và 30.570 hộ kinh doanh. Nhìn chung, công tác chi trả về cơ bản đã đảm bảo đúng đối tượng, song tiến độ còn chậm.

Ngoài ra, các gói hỗ trợ khác với tổng giá trị 29 nghìn tỷ đồng bao gồm gói hỗ trợ giảm 10% giá điện của EVN và gói hỗ trợ giảm giá dịch vụ viễn thông trị giá 15 nghìn tỷ đồng. Đến hết ngày 31/12/2020, EVN đã 2 lần thực hiện giảm giá, giảm tiền điện tổng số tiền 10.900 tỷ đồng. Đối với gói giảm giá dịch vụ viễn thông, hiện chưa có thông tin công bố kết quả thực hiện cụ thể.

Như vậy, từ các gói hỗ trợ đã ban hành, có thể thấy việc triển khai gói tài khóa và an sinh xã hội còn chậm, mới đạt khoảng 46% giá trị các gói tài khóa và 20,6% gói an sinh xã hội, điều này phần nào ảnh hưởng tới hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.

Nguyên nhân của tình trạng này cơ bản là do điều kiện đặt ra ban đầu chưa phù hợp, chưa rõ ràngchưa sát thực tiễn. Quy trình, thủ tục còn phức tạp, xử lý lâu khiến nhiều doanh nghiệp e ngại. Trong khi đó, có nhiều doanh nghiệp rất khó khăn, làm ăn thua lỗ nên không phát sinh nghĩa vụ nộp thuế.

Mặt khác, khâu truyền thông, công khai minh bạch thông tin và mẫu biểu trên mạng còn hạn chế, dẫn đến nhiều doanh nghiệp chưa biết cụ thể các chính sách hỗ trợ. Đồng thời việc phối kết hợp triển khai tại một số đơn vị, địa phương còn chậm”, Nhóm nghiên cứu chỉ ra.

Tiếp tục hỗ trợ

Cũng theo TS. Cấn Văn Lực và nhóm nghiên cứu, phải nhìn nhận năm 2020, Việt Nam đã thực hiện mục tiêu kép thành công và được quốc tế đánh giá cao. Bước sang năm 2021, nền kinh tế với nhiều triển vọng phục hồi, những vẫn còn nhiều rủi ro, thách thức, cần tiếp tục có các gói hỗ trợ với 4 lý do chính dưới đây:

Thứ nhất, đại dịch COVID-19 vẫn lan rộng và diễn biến phức tạp, xuất hiện các biến thể mới với khả năng lây nhiễm và tỷ lệ tử vong cao hơn trên phạm vi toàn cầu khiến cho thương mại và đầu tư toàn cầu chậm phục hồi, nhiều bất định. Mặc dù dịch bệnh hiện vẫn trong tầm kiểm soát và tiến trình tiêm vaccine có dấu hiệu khả quan nhưng việc phục hồi kinh tế - xã hội còn mong manh.

nền kinh tế với nhiều triển vọng phục hồi nhưng vẫn còn nhiều rủi ro, thách thức và cần tiếp tục có thêm các gói hỗ trợ đến người dân cũng như doanh nghiệp

Năm 2021, nền kinh tế với nhiều triển vọng phục hồi nhưng vẫn còn nhiều rủi ro, thách thức và cần tiếp tục có thêm các gói hỗ trợ đến người dân cũng như doanh nghiệp

Thứ hai, hoạt động của doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong 2 tháng đầu năm 2021 tăng 34% so với cùng kỳ năm 2020, ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong 2 tháng đầu năm giai đoạn 2018-2021.

Bên cạnh đó, nợ xấu có xu hướng tăng, vượt mức 2% cuối năm 2020, dù vẫn trong tầm kiểm soát nhờ việc NHNN cho phép cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm nợ để có thể cho vay mới phục vụ sản xuất – kinh doanh. Do đó, việc tiếp tục ban hành các chính sách, biện pháp hỗ trợ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn là hết sức cần thiết, đặc biệt là một số lĩnh vực như dệt may, da giày, du lịch, vận tải, kho bãi...

Thứ ba, các gói hỗ trợ hiện hành chưa được triển khai hiệu quả như mong đợi. Nguyên nhân đến từ việc nhiều doanh nghiệp không nhận được hỗ trợ do không đáp ứng được yêu cầu, không biết về chính sách và quy trình, thủ tục phức tạp.

Cần sớm xem xét ban hành các gói hỗ trợ bổ sung với quy mô khoảng 93 nghìn tỷ đồng (1,48% GDP năm 2020) - Báo cáo khuyến nghị

Thứ, vẫn còn dư địa sử dụng chính sách tài khóa nghịch chu kỳ, thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế xã hội năm 2021 và sau này.

Trong thời gian qua, Chính phủ đã tích cực củng cố tài khóa trong bối cảnh kinh tế thuận lợi hơn. Năm 2020-2021, kinh tế khó khăn do dịch bệnh, cũng là lúc Việt Nam cần thực hiện chính sách tài khóa nghịch chu kỳ, tăng chi tiêu hợp lý, nhất là cho lĩnh vực y tế, giáo dục, đẩy mạnh đầu tư công, chấp nhận nợ công, thâm hụt ngân sách tăng nhẹ trở lại, nhưng có lộ trình giảm bền vững”, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.