Ngành công nghệ của Việt Nam đang ngày càng có vị thế trên thế giới khi mà Việt Nam đã tăng 5 bậc trong Chỉ số Định vị dịch vụ toàn cầu năm 2017.

p/Lina Network- một start-up của Việt Nam đã ký biên bản hợp tác với Bộ KH&CN Lào để ứng dụng công nghệ blockchain vào định danh điện tử chính phủ.

Lina Network- một start-up của Việt Nam đã ký biên bản hợp tác với Bộ KH&CN Lào để ứng dụng công nghệ blockchain vào định danh điện tử chính phủ.

Năng lực sản xuất

Công nghệ blockchain hoàn toàn có thể được ứng dụng tạo ra các giải pháp mới cho các hoạt động liên quan đến ngành logistics, dịch vụ tài chính, nông nghiệp, … và đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống quản lý chính phủ điện tử. Đây chính là tiềm năng dồi dào cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tập trung khai thác, phát triển để tạo ra các sản phẩm công nghệ đặc thù, từ đó xuất khẩu sang các nước khác.
Hiện nay, khoảng cách giữa Việt Nam và các nước hàng đầu trong lĩnh vực blockchain không quá lớn. Theo Forbes, ít người tin rằng Việt Nam có thể trở thành một Thung lũng Silicon thứ hai, nhưng tinh thần công nghệ cùng vô vàn nhân tài khiến người ta phải liên tưởng tới sự khởi đầu của ngành công nghệ Mỹ trước đây.

Thách thức cho doanh nghiệp

Hiện nay đang tồn tại hai thách thức lớn mà đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều gặp phải khi tiếp cận blockchain. Thứ nhất, do thị trường công nghệ blockchain Việt Nam hiện vẫn còn bỏ ngỏ và ngành khoa học công nghệ cao chưa thực sự phát triển, khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận nền tảng công nghệ cao. Ngoài ra, lực lượng lao động có trình độ cao trong ngành công nghệ thông tin và hạ tầng công nghệ chưa bắt kịp thế giới, khiến các doanh nghiệp phải thuê thêm nhân sự nước ngoài với giá thành cao, làm tăng chi phí cho sản phẩm.

Thứ hai, do sự phát triển quá nhanh của công nghệ, hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa theo kịp xu hướng công nghệ. Trong khi hệ thống pháp lý quốc tế còn thiếu đồng nhất trong việc quản lý các giao dịch liên quan đến blockchain nên việc triển khai toàn cầu còn hạn chế.

Theo Ông Đỗ Văn Long, Giám đốc chiến lược của Infinity Blockchain Lab, để các doanh nghiệp có động lực triển khai các sản phẩm ứng dụng blockchain, thì trước hết, Việt Nam cần phải xây dựng khung pháp lý hoàn thiện; đồng thời tiến hành thử nghiệm "khung điều chỉnh thử nghiệm" dưới sự giám sát của các cơ quan chuyên môn.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các trường đại học cần cập nhật nhanh nhất các xu thế công nghệ mới trên thế giới và thành lập thêm các khoa chuyên về công nghệ blockchain.