B2B2C là một mô hình kinh doanhp/hợp tác giữa hai chủ thể doanh nghiệp (B2B) để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng (B2C). Ảnh: VinShopp/cung ứng hàng hóa trực tiếp từ nhà sản xuất tới người bán lẻ

VinShop cung ứng hàng hóa trực tiếp từ nhà sản xuất tới người bán lẻ

Thời gian vừa qua, sự ra mắt của ứng dụng Vinshop - cái bắt tay của Vingroup, Techcombank - đã khuấy động truyền thông. Đây là một ý tưởng thông minh và tham vọng. Nếu thành công, họ sẽ có trong tay toàn bộ ngành bán lẻ Việt Nam, làm chủ từ khâu đầu vào (chữ B đầu tiên - các nhà sản xuất và bán buôn) đến khâu đầu ra (chữ C cuối cùng - khách hàng), thông qua trung gian (chữ B - các tạp hoá - ở giữa).

Mấu chốt trong mô hình này nằm ở chữ B thứ hai - các tạp hoá. Để thuyết phục, Vinshop cam kết mang lại 3 lợi ích: quản lý hàng hoá tốt hơn - không cần nhập hàng từ nhiều nhà bán buôn, chỉ cần thông qua app. Hai, tăng doanh số - từ hệ sinh thái của VinID, mô hình mua hàng online-to-offline đang rầm rộ trên toàn thế giới. Ba, hỗ trợ tài chính.

B2B2C là một mô hình kinh doanh hợp tác giữa hai chủ thể doanh nghiệp (B2B) để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng (B2C).

B2B2C là một mô hình kinh doanh hợp tác giữa hai chủ thể doanh nghiệp (B2B) để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng (B2C).

Theo thông tin chúng tôi có được, sau 1 tháng ra mắt tính tới thời điểm hiện tại đã có khoảng 26.000 tiệm tạp hóa tham gia cùng VinShop. Như vậy trung bình có khoảng 200 tiệm tạp hóa tham gia hệ sinh thái này mỗi ngày. 

Tuy nhiên, để thuyết phục được tất cả các tiệm tạp hoá không phải câu chuyện một sớm một chiều của Vinshop. Nắm phần lớn thị trường trong tay, các tạp hoá buộc các nhà cung cấp phải săn đuổi mình. Họ xưa nay vốn không than phiền về việc phải nhập hàng từ nhiều mối, ngược lại, việc này mang lại cho họ một quyền lực khủng khiếp.

Để thuyết phục các tạp hoá, có lẽ Vinshop cần học hỏi cách Grab và Uber từng sử dụng khách hàng (C cuối) để “ép” tài xế truyền thống thay đổi. Hoặc, bằng cách nào đó tạo ra sức ép từ chữ B đầu tiên.

Hiện tại nếu nhìn tổng thể thị trường, chính các tiệm tạp hóa cũng phải cạnh tranh nhau. Thế nên, nơi nào bán giá rẻ hơn, nhiều mặt hàng hơn, sắp xếp đẹp, khoa học hơn thì sức cạnh tranh sẽ tốt hơn. Vì vậy nếu được hỗ trợ về đơn giản hóa việc quản lý hàng hóa, chuẩn hóa việc trưng bày khi hợp tác với VinShop thì họ sẽ sẵn sàng tham gia.

Nhưng mạng lưới tiệm tạp hoá tại Việt Nam vốn vô cùng nhiều và "rích rắc", vì vậy, có lẽ tham vọng của Vinshop còn cần thêm nhiều thời gian.