>>Nghệ An: Ai "bảo kê" cho khai thác khoáng sản trái phép?

Đây là một trong những nội dung được UBND huyện Quế Phong nêu ra trong văn bản báo cáo về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép (đá thạch anh non) xảy ra trên địa bàn xã Quang Phong trong thời gian gần đây sau khi dư luận liên tục phản ánh về vấn đề này.

“Núp bóng” khai thác keo để tận thu khoáng sản?

Theo báo cáo số 91 của UBND huyện Quế Phong gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An ngày 21/3/2022, địa phương trả lời rằng, về thông tin về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép xảy ra trên địa bàn xã Quang Phong là có thật.

Tại nhiều vị trí, toạ độ trên địa bàn xã Quang Phong có sự thay đổi về bình đồ, hình dạng đất đai do tác động của con người và máy móc trong thời gian gần đây. Qua kiểm tra sau khi Diễn đàn Doanh nghiệp và các phương tiện thông tin đại chúng khác phản ánh, UBND huyện Quế Phong đã xác định được 03 vị trí có hiện tượng mở đường, đào bới để tìm kiếm khoáng sản.

“Tại vị trí có tọa độ XY(516829, 2158405) thuộc thửa đất số 81, tờ bản đồ địa chính số 2 xã Quang Phong có hiện trạng là đất rừng sản xuất của bản Páo (không phải bản Sai như thông tin phản ánh), vị trí này đã được cấp Giấy phép thăm dò cho Công ty cổ phần Sơn Nam theo Giấy phép số 4591/GP-UBND ngày 30/11/2021. Qua kiểm tra phát hiện một máy xúc màu xanh, có nhãn hiệu là KOBELCO SK210NLC đang đậu ở vị trí có tọa độ ở trên nhưng đã ngừng hoạt động và không có người canh giữ.

UBND huyện Quế Phong thừa nhận, thời gian gần đây một số người lạ đưa phương tiện máy móc vào để làm đường đi vào khai thác, mua keo của người dân địa phương, quá trình này một số người đã tận dụng lấy đá (theo người dân gọi là thạch anh non) vận chuyển đi nơi khác

UBND huyện Quế Phong thừa nhận, thời gian gần đây một số người lạ đưa phương tiện máy móc vào để làm đường đi vào khai thác, mua keo của người dân địa phương, quá trình này một số người đã tận dụng lấy đá (theo người dân gọi là thạch anh non) vận chuyển đi nơi khác

Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra thì khu vực này đã bị máy đào, san gạt để làm đường dài khoảng 100m, chiều rộng trung bình khoảng 4,5m-5m, tổng diện tích đã bị đào khoảng 450m2 – 500m2 để nối từ Quốc lộ 48D lên đến vị trí máy đang dừng, qua kiểm tra số đá vẫn nguyên hiện trạng dọc đường, không có dấu hiệu chuyển đi nơi khác” – UBND huyện Quế Phong báo cáo Sở TN&MT về vị trí thứ 01.

Vị trí số 02 và 03, UND huyện Quế Phong ghi nhận vào thời điểm kiểm tra có xảy ra hiện tượng đất đồi núi bị đào, san lấp để khai thác khoáng sản trái phép với quy mô diện tích khoảng 450m2 theo kiểu lộ thiên. Vậy nhưng, UBND huyện Quế Phong cho rằng những vị trí bị đào bới nói trên do nhu cầu mở đường vào đi vào khai thác, mua keo của người dân địa.

Riêng tại vị trí có tọa độ XY(520443, 2156804) thuộc thửa đất số 93, tờ bản đồ địa chính số 5 thì theo người dân sống gần đó và UBND xã Quang Phong cho biết, khu vực này từ trước đến nay chưa diễn ra tình trạng khai thác trái phép. Tuy nhiên thời gian gần đây một số người lạ đưa phương tiện máy móc vào để làm đường đi vào khai thác, mua keo của người dân địa phương, quá trình này một số người đã tận dụng lấy đá (theo người dân gọi là thạch anh non) vận chuyển đi nơi khác.

Thời gian xảy ra khai thác vào khoảng ngày 20 hoặc 21 tháng 2/2022 và đến ngày 27/02/2022 thì UBND xã Quang Phong đã tiến hành kiểm tra, xử lý và yêu cầu các đối tượng khai thác trái phép đưa máy móc ra khỏi khu vực bản Nậm Xái.

Lập đường dây nóng 24/24 để quản lý

UBND huyện Quế Phong cũng cho biết, trước khi xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép xảy ra trên địa bàn xã Quang Phong thì trước đó, vào ngày 22/02/2022, địa phương cũng đã có Công văn số 195/UBND-TNMT về việc tăng cường công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn các xã, thị trấn…

“Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, UBND huyện đã kịp thời ban hành Công văn số 305/UBND-TNMT ngày 15/3/2022 để yêu cầu UBND xã Quang Phong khẩn trương tổ chức lực lượng và tiến hành kiểm tra, xử lý dứt điểm (nếu có) tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, tránh để xảy ra thành các điểm nóng, điểm tập trung đông người để khai thác khoáng sản trái phép” – đại diện lãnh đạo UBND huyện Quế Phong cho biết.

Mặt khác, đối với hành vi đào, san gạt đất tại vị trí đã cấp Giấy phép thăm dò cho Công ty cổ phần Sơn Nam, UBND huyện đã giao UBND xã Quang Phong làm việc, xử lý vi phạm đối với chủ Phương tiện nêu trên.

Theo đó, ngày 14/3/2022, UBND xã Quang Phong đã làm việc với ông Trường là người điều khiển máy xúc KOBELCO SK210NLC thực hiện hành vi đào, san gạt đất, đồng thời UBND xã đã lập Biên bản vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất và ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 21/QĐ-XPVPHC ngày 21/3/2022, với số tiền xử phạt là 3.500.000 đồng và yêu cầu ông Trường khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Hỗ trợ lực lượng, phối hợp với các Phòng, Ban, đơn vị, UBND xã Quang Phong để giải tỏa các điểm nóng, điểm tập trung đông người để khai thác khoáng sản trái phép

UBND huyện Quế Phong yêu cầu Công an huyện hỗ trợ lực lượng, phối hợp với các Phòng, Ban, đơn vị, UBND xã Quang Phong để giải tỏa các điểm nóng, điểm tập trung đông người nếu xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép

Bên cạnh đó, đối với hành vi khai thác đá trái phép tại khu vực bản Nậm Xái thì sau khi phát hiện, UBND xã Quang Phong đã thành lập Đoàn kiểm tra, xử lý vào ngày 27/02/2022 và ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 01/QĐ-XPVPHC ngày 27/02/20222 đối với ông Ngô Văn Tính, trú tại Tân Thành, xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, số tiền xử phạt là 4.000.000 đồng.

>>Nghệ An: Doanh nghiệp đang thăm dò nhưng nhóm người lạ đã vào khai thác

>>Vụ khai thác khoáng sản trái phép ở huyện Quế Phong: Tỉnh quyết liệt, địa phương vẫn túc tắc

Nói thêm về tình trạng nói trên, lãnh đạo UBND huyện Quế Phong cho rằng tại thời điểm xảy ra, lãnh đạo các phòng, ban, chính quyền địa phương đều phải cách ly do nhiễm COVID-19 nên không thể kiểm tra, ngăn chặn xử lý kịp thời.

Để tình trạng nói trên không tái diễn trên địa bàn, UBND huyện Quế Phong đã yêu câu Công an huyện chỉ đạo các lực lượng có liên quan tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, để kịp thời phát hiện và xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.

Hỗ trợ lực lượng, phối hợp với các Phòng, Ban, đơn vị, UBND xã Quang Phong để giải tỏa các điểm nóng, điểm tập trung đông người để khai thác khoáng sản trái phép; Chủ trì phối hợp với cơ quan chức năng liên quan lập phương án để đấu tranh, xử lý các đối tượng tổ chức khai thác khoáng sản trái phép (nếu có), tránh để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép xảy ra.

Còn riêng trên địa bàn xã Quang Phong, UBND huyện Quế Phong yêu cầu phải thành lập lực lượng thường trực, lập đường dây nóng, phân công lãnh đạo và cán bộ chuyên môn phụ trách từng khu vực, đảm bảo việc tiếp nhận thông tin liên lạc suốt 24/24 giờ, để kịp thời xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn. Đồng thời, công bố rộng rãi đường dây nóng để quần chúng nhân dân biết và phản ánh các thông tin về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.