>>> Sớm ứng cứu thị trường trước cơn bão mua lại trái phiếu trước hạn

Khi mua lại trái phiếu trước hạn, AGG sẽ phải chi ít nhất 300 tỷ đồng/ mệnh giá của lô trái phiếu chưa bao gồm chi phí triển khai mua lại trước hạn.

 Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của AGG qua các năm.

Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của AGG qua các năm.


Đáo hạn gần kề

Đây là lô trái phiếu có mã AGGH2122001 phát hành ngày 20/12/2021, kỳ hạn 12 tháng. Theo đó, thời gian đáo hạn sẽ là ngày 20/12/2022. Có nghĩa việc AGG lên kế hoạch mua lại trái phiếu trước hạn đã cận kề thời gian đáo hạn. Do đó, việc công ty mua lại trái phiếu trước hạn hẳn sẽ có một số ý nghĩa.

Thứ nhất, làm yên lòng nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường TPDN đang bị nhiễu loạn vì tin đồn, giành thế chủ động về tay mình.

Thứ hai, AGG có thể lên kế hoạch sẵn về huy động mới nếu thị trường thuận lợi, không phải chờ tất toán, đáo hạn xong mới phát hành.

300 tỷ đồng là số tiền mà AGG sẽ phải chi ra để mua lại lô trái phiếu có mã AGGH2122001 trước hạn.

Thứ ba, động thái này của AGG có thể tương đồng với hầu hết các doanh nghiệp đang triển khai mua lại TPDN trước hạn nhằm hạn chế mọi rủi ro pháp lý có thể có khi trong quá khứ, việc phát hành TPDN khá dễ dàng và chưa bị kiểm soát chặt về sử dụng vốn đúng mục đích phát hành. Trong khi Nghị định 65/2022 quy định các doanh nghiệp sẽ phải mua lại trái phiếu nếu nhà đầu tư yêu cầu hoặc sử dụng vốn không đúng mục đích.

>>> Mua lại trái phiếu trước hạn hay cuộc đua "chẳng đặng đừng"

AGG hoạt động ra sao?

AGG vừa công bố kết quả hoạt động kinh doanh riêng lẻ và hợp nhất quý III/2022 theo báo cáo tự lập. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ âm 44,7 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 42 tỷ đồng, tăng 357% so với cùng kỳ năm trước. AGG giải trình biến động trên của công ty mẹ là do doanh thu từ dịch vụ tư vấn, môi giới và tiếp thị giảm so với cùng kỳ năm trước.

Cùng với kế hoạch mua lại trái phiếu trước hạn thực hiện trong quý IV, AGG cũng lên kế hoạch huy động vốn ngoại 15 tỷ USD

Cùng với kế hoạch mua lại trái phiếu trước hạn thực hiện trong quý IV, AGG cũng lên kế hoạch huy động vốn ngoại 15 triệu USD

Trong ĐHĐCĐ thường niên 2022, AGG đã thông qua kế hoạch huy động 1.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, không kèm chứng quyền. Vào tháng 5/2022, HĐQT AGG có nghị quyết về việc phát hành tối đa 300 trái phiếu riêng lẻ, thực hiện trong quý II/2022, kỳ hạn 24 tháng, lãi suất 11%/năm, được áp dụng cố định trong suốt kỳ hạn. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có tài sản đảm bảo. AGG dự kiến sử dụng vốn này để hợp tác đầu tư phát triển dự án khu Trung tâm Thương mại Dịch vụ và Nhà ở tại huyện Bình Chánh, TP.HCM với Công ty TNHH Western City.

Tuy nhiên, trước đó vào ngày 10/3, AGG đã thông qua kế hoạch hủy phát hành trái phiếu riêng lẻ đã được quyết định vào tháng 1/2022, và thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ dự kiến huy động 200 tỷ đồng; đồng thời ký kết với CTCP Đầu tư và Quản lý Trường Giang về việc sử dụng tài sản của Trường Giang để thực hiện nghĩa vụ nợ của AGG đối với khoản trái phiếu nêu trên theo phương án phát hành. Trường Giang là công ty có liên quan đến Chủ tịch AGG Nguyễn Bá Sáng, cũng đã bị UBCK phạt vào năm 2021 vì báo cáo giao dịch cổ phiếu AGG không đúng thời hạn.

Sau quyết định mua lại trái phiếu trước hạn ban hành trong tháng 10, công ty Bất động sản An Gia cũng vừa quyết định vay nước ngoài tối đa 15 triệu USD. Cụ thể mới đây HĐQT AGG đã phê duyệt khoản vay có giá trị tối đa 15 triệu USD được cấp bởi Hatra Limited. Với quyết định mua lại trái phiếu trước hạn, sau đó lại vay nợ nước ngoài trong bối cảnh tổng tài sản tại thời điểm 30/9/2022 đang giảm mạnh hơn 1.622 tỷ đồng xuống còn 10.943 tỷ đồng, hàng tồn kho giảm gần phân nửa, còn tiền và các khoản tương đương tăng mạnh gấp 2,7 lần lên 1.094 tỷ đồng, và các dự án chủ lực là The Sóng, The Standard và Westgate... đều được làm tài sản thế chấp cho các khoản trái phiếu phát hành thông qua TPBank, MB và VPBank, AGG vẫn đang nỗ lực để giải quyết vấn đề thanh khoản, tạo dòng tiền đầu tư dương cho các hoạt động.