Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 11, Trung ương xem xét, thảo luận dự thảo Báo cáo kinh tế-xã hội trình Đại hội XIII của Đảng.

Tổng Bí

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá, thời gian qua, Tiểu ban Kinh tế-Xã hội đã tích cực Báo cáo kinh tế-xã hội trình Đại hội XIII của Đảng.

Theo đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá, thời gian qua, Tiểu ban Kinh tế-Xã hội đã bám sát Đề cương được Hội nghị Trung ương 10 cho ý kiến, tích cực xây dựng dự thảo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược 2011-2020 và 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2016-2020.

Trên cơ sở đó, xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 2021-2025 (gọi chung là Báo cáo kinh tế-xã hội).

Đây là một báo cáo rất quan trọng, đi sâu vào lĩnh vực cơ bản, nhiệm vụ trung tâm của công cuộc đổi mới.

Dự thảo Báo cáo đã được xây dựng trên cơ sở tổ chức nghiên cứu theo 42 nhóm chuyên đề, huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của các cơ quan, đơn vị trong nước và nước ngoài. Tổ chức 7 hội nghị với đại diện lãnh đạo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trao đổi lấy ý kiến của các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các chuyên gia, các nhà khoa học...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương căn cứ vào thực tế đất nước từ đầu nhiệm kỳ đến nay và kế hoạch 5 năm, Chiến lược 10 năm về phát triển kinh tế-xã hội, tập trung thảo luận, đánh giá một cách khách quan, khoa học tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 và 10 năm 2011-2020 được đề ra tại hai kỳ Đại hội của Đảng.

Xác định rõ ràng, đúng đắn vị thế, động lực, nguồn lực của đất nước, sức mạnh của dân tộc trước khi bước vào nhiệm kỳ Kế hoạch 5 năm, Chiến lược 10 năm phát triển kinh tế-xã hội mới.

Đồng thời, chỉ rõ những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế, yếu kém và bài học kinh nghiệm được rút ra.

Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình kinh tế-xã hội nước ta hiện nay, tính đến những thời cơ, thuận lợi mới xuất hiện và lường trước những khó khăn, thách thức phải vượt qua trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ, đa chiều đối với tất cả các quốc gia, dân tộc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, Báo cáo kinh tế-xã hội cần xác định phương hướng, quan điểm, mục tiêu, các đột phá chiến lược, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 và 10 năm 2021-2030 sao cho thật đúng, thật sát với tình hình thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế, khu vực.

Chú ý các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, những cơ chế, chính sách, biện pháp mới có tính đột phá, khả thi cao, đóng góp thiết thực vào việc phát huy, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài nước để giải quyết những vấn đề kinh tế-xã hội đang nổi lên và những vấn đề chiến lược, lâu dài ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước; cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Trước đó, Chủ trì cuộc họp Thường trực Tiểu ban Kinh tế-Xã hội của Đại hội Đảng XIII vào ngày 1/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban và các thành viên Tiểu ban đã thống nhất một số nội hoàn thiện các tờ trình, báo cáo về Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 và Phương hướng nhiệm vụ phát triển 5 năm 2021-2025.

Theo đó, tập trung vào một số nội dung gồm đánh giá kết quả đạt được, đột phá chiến lược, tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Tổ biên tập tiếp tục tiếp thu các ý kiến, cách viết làm sao thể hiện khát vọng dân tộc, hào khí phát triển đất nước, thôi thúc lòng người.

Đặc biệt, dự kiến tốc độ tăng trưởng giai đoạn tới, Thủ tướng nhấn mạnh, tình hình thế giới diễn biến phức tạp trong khi nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiều vấn đề khó lường.

Do đó, cần có giải trình, làm rõ về mức phấn đấu tăng trưởng, “khát vọng phát triển cũng phải có cơ sở”.

Thủ tướng đề nghị rà soát lại, viết kỹ thêm, nhấn mạnh, làm rõ các thành tựu, kết quả nổi bật trong thời gian gần đây trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Thủ tướng cho biết, theo số liệu thống kê mới nhất thì dự kiến cả năm tăng trưởng có khả năng đạt từ 6,9-7%.

Về các đột phá chiến lược, Thủ tướng lưu ý, nêu rõ thêm lý do đưa ra các đột phá mới để nhấn mạnh vai trò của các yếu tố mới này với sự đổi mới mạnh mẽ về tư duy, đột phá trong cách nghĩ, cách làm và tập trung thực hiện. Thủ tướng cho rằng, việc tiếp tục cải cách thể chế là một đột phá chiến lược cần thiết.

Về nhiệm vụ, giải pháp, Thủ tướng nhấn mạnh, đây là nội dung rất quan trọng để vận dụng thực hiện triển khai. Cần tiếp tục hoàn thiện phần này, đưa vào những nội hàm nổi bật, những giải pháp thực sự trọng tâm, ưu tiên, mang tính đột phá.

Trước đó, tại cuộc họp Tiểu ban Kinh tế - Xã hội vào chiều ngày 22/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã yêu cầu, tinh thần chung là phải đánh giá tình hình đúng, khách quan. Không tô hồng cũng không được bôi đen, phân tích, nhận định sát, đúng thực trạng đất nước trong bối cảnh quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay.

Đặc biệt là đề ra những định hướng, các giải pháp chủ yếu, tạo đột phá phát triển trong 5 năm, 10 năm tới, đặc biệt dịp 100 năm thành lập Đảng và tầm nhìn đến 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước.

“Đánh giá tình hình cho đúng, cho sát, đồng thời có khát vọng phát triển, đặc biệt là tinh thần đột phá phát triển, bàn tiến lên chứ không phải bàn lùi, để đưa dân tộc ta có bước phát triển mới”, Thủ tướng nêu rõ.