>> Khởi nghiệp Doanh nhân trẻ: Sân chơi cho các startup ứng dụng công nghệ blockchain

Sinh viên Trường Ðại học Cần Thơ tìm hiểu hoạt động của mô hình "Cần Thơ Farm" ở quận Bình Thủy. Ảnh: CTV

Sinh viên Trường Ðại học Cần Thơ tìm hiểu hoạt động của mô hình "Cần Thơ Farm" ở quận Bình Thủy. Ảnh: CTV

Thống kê từ các chuyên gia cho thấy, chỉ khoảng 10% các startup (khởi nghiệp sáng tạo) thành công và kinh nghiệm của các startup cho thấy, việc xác lập mục tiêu, kế hoạch rõ ràng là một trong những yếu tố giúp bạn trẻ kiên định trên con đường khởi nghiệp.

Gần 1 năm làm nhân viên kinh doanh Trung tâm kinh doanh và trải nghiệm Amway tại Cần Thơ, Phan Thanh Hậu - sinh viên ngành Quản trị khách sạn (Phân hiệu Trường Ðại học FPT tại TP Cần Thơ), tích lũy nhiều kinh nghiệm bổ ích, bên cạnh nguồn thu nhập để trang trải chi phí học tập. Là nhân viên kinh doanh, Hậu thường xuyên tiếp xúc với khách hàng để tư vấn, tìm hiểu nhu cầu, tạo dựng sự tin tưởng và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của mình.

Vì thế, kỹ năng giao tiếp là bài học đầu tiên mà chàng sinh viên này liên tục được trau dồi. Hậu chia sẻ: “Làm việc trong môi trường kinh doanh chuyên nghiệp còn giúp tôi hiểu rõ quá trình lập kế hoạch bán hàng, phương pháp làm việc nhóm, tìm kiếm và xây dựng khách hàng tiềm năng. Một số tình huống phát sinh với đồng nghiệp, khách hàng đòi hỏi bản thân cần khéo léo xử lý, dung hòa các mối quan hệ”. Vừa làm vừa học hỏi, dù gặp nhiều áp lực, khó khăn, nhưng Hậu đều nỗ lực vượt qua bởi ước mơ mở một cơ sở kinh doanh do mình làm chủ. Ðó cũng là lý do Hậu lựa chọn làm nhân viên kinh doanh để học hỏi kinh nghiệm và trau dồi kỹ năng.   

>> Quảng Nam trợ lực cho cộng đồng khởi nghiệp

>> Xây dựng văn hoá kinh doanh liêm chính phải bắt đầu từ khởi nghiệp

Tín hiệu đáng mừng là ngày càng nhiều bạn trẻ đam mê khởi nghiệp và vạch ra mục tiêu, kế hoạch qua từng bước vững chắc. Phan Thị Như Nguyên, sinh viên ngành Khoa học cây trồng (Trường Ðại học Cần Thơ) chọn thực tập tại một doanh nghiệp khởi nghiệp để vận dụng kiến thức vào thực tế và quan trọng hơn học được cách vận hành một startup.

Nhiều bài học được nữ sinh viên đúc kết sau chuyến thực tập, ngoài biết thêm kỹ thuật sản xuất nông sản sạch, theo Như Nguyên việc tập hợp và định hướng nông hộ từ bỏ thói quen sản xuất lâu đời, sang phương pháp mới (sạch và chất lượng hơn) tuy khó khăn, nhưng giúp bạn trẻ định hình, xác định rào cản để chuẩn bị tâm thế khởi nghiệp. Còn Lê Trung Sơn, cựu sinh viên ngành Công nghệ sinh học (Trường Ðại học Cần Thơ) đã kinh doanh trên sàn thương mại điện tử hơn 1 năm qua.

Sơn cho biết: “Thực tế các khóa tập huấn khởi sự doanh nghiệp, kỹ năng kinh doanh trực tuyến hoặc các khóa đào tạo, thực tập thực tế ở các doanh nghiệp giúp tôi hiểu rõ thế mạnh và thuận lợi hơn khi khởi nghiệp”.

Từ năm 2019 đến nay, Ðoàn - Hội Sinh viên cùng Trung tâm tư vấn, hỗ trợ và khởi nghiệp sinh viên (Trường Ðại học Cần Thơ) tổ chức nhiều cuộc thi và hội thảo về khởi nghiệp. Tiêu biểu như: “Dự án khởi nghiệp trong nền kinh tế số”, “Khởi nghiệp xanh - vì môi trường sạch”, “Dự án khởi nghiệp tiềm năng trong học sinh, sinh viên”. Ðoàn trường phối hợp tổ chức 95 lớp tập huấn kỹ năng mềm cho hơn 4.360 sinh viên và 24 khóa đào tạo về kỹ năng, phương pháp xây dựng thương hiệu, quảng bá kinh doanh trực tuyến cho hơn 2.700 sinh viên.

Mạng lưới Ban cố vấn khởi nghiệp gồm 33 cán bộ trẻ, thường xuyên tư vấn, hỗ trợ và đồng hành với sinh viên trong khởi nghiệp, lập nghiệp. Ở Trường Cao đẳng Cần Thơ, theo anh Phạm Văn Toàn, Bí thư Ðoàn trường, tuổi trẻ trường thành lập Câu lạc bộ Khởi nghiệp; thường xuyên tư vấn, hướng dẫn sinh viên triển khai ý tưởng khởi nghiệp; giao lưu với nhóm khởi nghiệp; phát động tham gia các cuộc thi về ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp.

Từ kiến thức, thế mạnh của ngành nghề sinh viên đang học, cán bộ, giảng viên và các doanh nghiệp đối tác hướng dẫn lập dự án khởi nghiệp. Hay như ở Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ, học sinh, sinh viên được khuyến khích tham gia cuộc thi tay nghề giỏi, giới thiệu thực tập tại doanh nghiệp, giới thiệu việc làm và tư vấn khởi nghiệp. Qua mỗi hoạt động giúp bạn trẻ xác định đúng thế mạnh của bản thân, tìm ra mô hình khởi nghiệp đúng nhu cầu thị trường, sớm thành công trên con đường lập nghiệp...

Nhiều bạn trẻ khởi nghiệp thành công cho rằng, người trẻ cần phải đặt ra mục tiêu rõ ràng, nếu không họ sẽ thiếu tập trung và định hướng. Việc thiết lập mục tiêu có thể theo quy tắc “SMART” (Specific: cụ thể, dễ hiểu; Measurable: Ðo lường được; Attainable: có thể đạt được; Relevant: thực tế; Time-Bound: thời gian hoàn thành). Ðây là nguyên tắc giúp bạn trẻ định hình và nắm giữ được mục tiêu, từ đó biết được khả năng của mình có thể làm được gì và xây dựng kế hoạch cụ thể cho chúng. Tuy vậy, dù theo công thức hay nguyên tắc nào, tinh thần sáng tạo, ý chí vượt khó, vươn lên rất cần ở người trẻ.