>> Cần định hướng trái phiếu là kênh chủ đạo hỗ trợ doanh nghiệp

Đó là chia sẻ của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi tại chương trình Cà phê doanh nhân do Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM tổ chức, sáng 18/6/2022.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, hiện TP đang xây dựng nền tảng để có thể trao đổi trực tuyến với các hội, hiệp hội doanh nghiệp tại TP.HCM ngay trong tháng 6.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, hiện TP đang xây dựng nền tảng để có thể trao đổi trực tuyến với các hội, hiệp hội doanh nghiệp tại TP.HCM ngay trong tháng 6.

Trao đổi trực tuyến với doanh nghiệp

Theo đó, sáng 18/6/2022, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, hiện TP đang xây dựng nền tảng để có thể trao đổi trực tuyến với các hội, hiệp hội doanh nghiệp tại TP.HCM ngay trong tháng 6.

Đáng chú ý, phát biểu trước cộng đồng doanh nghiệp TP, Chủ tịch UBND TP nhắc lại vào thời điểm 13/10/2021, ông đã từng phát động phong trào để chính quyền và doanh nghiệp TP cùng thi đua để mở cửa, phục hồi, phát triển và "lấy lại những gì đã mất".

Theo ông Mãi đánh giá, sau khi phát độngphong trào, các doanh nghiệp đã và đang thi đua tích cực, tuy nhiên, mặc chính quyền cũng nỗ lực nhưng có vẻ chính quyền hơi đuối hơn doanh nghiệp.

Cũng theo ông Mãi, trong 6 tháng đầu năm, chính quyền TP và các ngành, các quận huyện tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, song vẫn còn nhiều vướng mắc. Trong đó, nhiều dự án, công trình lẽ ra gỡ được thủ tục để triển khai nhưng vẫn còn chậm.

Do đó, Chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định, trước những tồn tại trên, TP cam kết sẽ tiếp tục tháo gỡ để đẩy nhanh hơn tiến độ các dự án. Trong số các vấn đề còn tồn tại đối với các doanh nghiệp, thì các giải pháp về lao động vẫn đang là vấn đề khó khăn đối với TP. Thực tế, một số ngành đã suy giảm lao động, trong đó có những ngành suy giảm trên 20% - ông Mãi trăn trở.

Tuy nhiên, ông Mãi cho hay, việc suy giảm này cũng có những điểm tích cực, đơn cử ngành chế biến lương thực thực phẩm, giảm lao động nhưng bù lại là cải tiến dây chuyền, áp dụng khoa học công nghệ…

Căn cứ từ những tích cực này, TP sẽ có những chính sách để làm sao nâng năng suất, hiệu quả theo hướng giảm thâm dụng lao động, tăng công nghệ để nâng công suất và sức cạnh tranh.

Liên quan đến vướng mắc về dòng vốn đối với các doanh nghiệp TP, ông Mãi cho rằng: “năng lực hấp thụ vốn tại TP đang chậm, do đó, TP sẽ gỡ từ các hồ sơ thủ tục của các dự án và đối với các vướng mắc của doanh nghiệp, TP sẽ tiếp tục gỡ vướng.

>> Cần tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp để phục hồi sản xuất

Doanh nghiệp cần chủ động để tiếp cận nguồn vốn

Phát biểu và nêu ý kiến tại chương trình, ông Nguyễn Phước Hưng - Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, cho biết hiện các doanh nghiệp đang cần vốn để khôi phục các chuỗi cung ứng, sửa sang nhà xưởng, đổi mới máy móc…

Theo ông Hưng, chi phí nguyên vật liệu, mặt bằng đều tăng khiến nhu cầu vốn đối với doanh nghiệp rất lớn trong khi thực tế tiếp cận vốn vay hiện nay rất khó.

Đại diện các doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm, lĩnh vực bất động sản đánh giá các ngành đều gặp khó khăn khi tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng và mong muốn tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2%.

TS Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cho rằng: các doanh nghiệp khi thiếu vốn cứ nghĩ đến ngân hàng, tuy nhiên, đây là suy nghĩ đúng nhưng chưa đủ, do đó cần đa dạng hóa nguồn vốn. Theo ông Lực, kênh vốn ngân hàng “không phải là kênh huy động vốn duy nhất mà chỉ chiếm 47%, còn các nguồn khác như giải ngân FDI (14,8%), thị trường trái phiếu doanh nghiệp (21,5%), cổ phiếu, đầu tư công...”

TS Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cho rằng: Doanh nghiệp cần đa dạng hóa nguồn vốn. Bởi, kênh vốn ngân hàng “không phải là kênh huy động vốn duy nhất mà chỉ chiếm 47%, còn các nguồn khác như giải ngân FDI (14,8%), thị trường trái phiếu doanh nghiệp (21,5%), cổ phiếu, đầu tư công...”

tại chương trình Cà phê doanh nhân , TS Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cho rằng: các doanh nghiệp khi thiếu vốn cứ nghĩ đến ngân hàng, tuy nhiên, đây là suy nghĩ đúng nhưng chưa đủ, do đó cần đa dạng hóa nguồn vốn.

Theo ông Lực, kênh vốn ngân hàng “không phải là kênh huy động vốn duy nhất mà chỉ chiếm 47%, còn các nguồn khác như giải ngân FDI (14,8%), thị trường trái phiếu doanh nghiệp (21,5%), cổ phiếu, đầu tư công...” – TS Lực nói.

Do đó, về các giải pháp nguồn vốn cho doanh nghiệp, TS Lực cho rằng doanh nghiệp cần tận dụng các nguồn vốn như nguồn tài trợ từ chương trình phục hồi 2022-2023, các doanh nghiệp trong những lĩnh vực khó đáp ứng điều kiện tín dụng ngân hàng cần tính đến đến thuê tài chính, nguồn tài trợ chuỗi cung ứng…

Bên cạnh đó, một số tổ chức tín dụng cũng có các gói tín dụng hay tham gia các chương trình "tài chính xanh", huy động vốn từ nước ngoài như phát hành trái phiếu, vay vốn…

Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp, TS Lực cho rằng cần minh bạch hoạt động và báo cáo tài chính. Mặt khác, doanh nghiệp cần thể hiện thiện chí hợp tác, phối hợp với tổ chức tín dụng trong cung cấp thông tin, cơ cấu lại nợ và xây dựng phương án kinh doanh phù hợp, đa dạng hóa nguồn vốn, chủ động tiếp cận chương trình phục hồi…- TS Lực nhấn mạnh.