>>Cách mới để “dạy” xe tự lái

Trong vài năm sắp tới, chiếc xe có thể biết được khi nào tài xế “quá chén”

Trong vài năm sắp tới, chiếc xe có thể biết được khi nào tài xế “quá chén”

Các vụ tai nạn khi lái xe trong tình trạng say xỉn giết chết 32 người mỗi ngày ở Hoa Kỳ. Điều đó đồng nghĩa với việc cứ sau 45 phút lại có một người chết và mỗi năm chứng kiến hơn 10.000 thương vong.

Chính phủ Mỹ được giao cho một nhiệm vụ đến tháng 11 năm 2024 sẽ phải tạo ra một quy tắc hướng dẫn cách thực hiện các hệ thống kỹ thuật ngăn ngừa lái xe khi say rượu.

Trong khi đó, các nhà sản xuất ô tô và cơ quan quản lý an toàn liên bang đang nghiên cứu hai hệ thống phát hiện nồng độ cồn công nghệ cao. Một trong số đó tự động phát hiện nồng độ cồn trong hơi thở của người lái xe, trong khi phương pháp còn lại đo lường thông qua da của tài xế. Cả công nghệ hơi thở và cảm biến chạm đều đang được thiết kế như một hệ thống an toàn "thụ động" hoặc không xâm lấn.

Phiên bản đầu tiên của cảm biến hơi thở hiện đang được thử nghiệm với các tài xế xe tải và taxi ở bang Virginia. Hệ thống phát hiện qua hơi thở đang tiếp tục được phát triển và có thể sẵn sàng ra thị trường vào năm 2024.

Không giống như các thiết bị thở hiện có (yêu cầu người kiểm tra phải thổi mạnh vào ống ngậm) hệ thống mới sẽ tự động xác định nồng độ cồn của người lái xe bằng một cảm biến ở cửa hoặc cột lái để ghi lại hơi thở.

Một chùm ánh sáng hồng ngoại sau đó được hướng vào các phân tử trong hơi thở. Nếu hệ thống phát hiện thấy tỷ lệ cồn trên CO2 vượt quá giới hạn luật định, chiếc xe sẽ không di chuyển.

Hệ thống có thể phân biệt giữa hơi thở của người lái xe và hành khách, và cha mẹ có thể lập trình để ngăn con cái lái xe sau khi uống rượu.

Hệ thống có thể phân biệt giữa hơi thở của người lái xe và hành khách

Hệ thống có thể phân biệt giữa hơi thở của người lái xe và hành khách

Trong khi đó, hệ thống phát hiện qua xúc giác có thể sẵn sàng vào năm 2025. Nó đọc nồng độ cồn trong máu của người lái xe bên dưới bề mặt da bằng cách sử dụng các cảm biến cảm ứng trong nút khởi động của ô tô hoặc cần số.

Cảm biến chiếu một chùm ánh sáng vào ngón tay của một người và sử dụng quang phổ mô hồng ngoại gần để thực hiện các phép đo.

Một công ty Thụy Điển, Senseair, đã cấp phép cho phiên bản đầu tiên của công nghệ cảm biến hơi thở và có thể đưa nó ra thị trường sớm nhất là vào năm sau, theo Robert Strassburger, chủ tịch kiêm CEO của Liên minh Ô tô về An toàn Giao thông.

Một trong số các thách thức mà các kỹ sư đang tìm cách giải quyết là cố gắng làm cho cảm biến hoạt động ngay cả khi người lái xe có đeo găng tay.

Và họ đang tinh chỉnh cảm biến hơi thở để loại bỏ "sự can thiệp" từ các chất lành tính với rượu, chẳng hạn như nước rửa tay, chất lỏng trong thuốc lá điện tử và thậm chí là chất làm ngọt trái cây có trong một số thanh năng lượng.

Bên cạnh đó, một số luật sư thắc mắc làm thế nào những công nghệ như vậy sẽ tương tác với các hệ thống hỗ trợ lái xe khác và liệu các nhà sản xuất ô tô cuối cùng cóể chịu trách nhiệm cho các vụ tai nạn lái xe khi say rượu hay không.

Cuối cùng, chúng ta cần phải xem các tài xế có chấp nhận công nghệ mới này như một biện pháp an toàn quan trọng hay họ lo ngại về các xâm phạm quyền riêng tư.

“Chúng tôi đã đưa ra một ý tưởng táo bạo và đã chứng minh khái niệm này,” Strassburger nói. "Lá cờ đỏ cuối cùng là sự chấp nhận của người tiêu dùng và có thể giải thích cho mọi người những gì hệ thống làm - cách họ hưởng lợi từ nó và tại sao họ không nên sợ nó."