Trong Chiến lược Thái Lan 4.0, quốc gia này đặt mục tiêu đạt được 100 thành phố thông minh (TPTM) vào năm 2024 và hiện mục tiêu đó đang tiến tới gần.

Trong Chiến lược Thái Lan 4.0, quốc gia này đặt mục tiêu đạt được 100 thành phố thông minh vào năm 2024 và hiện mục tiêu đó đang tiến tới gần.

Mà ở đây cụ thể là chính phủ với doanh nghiệp nhằm thúc đẩy liên kết kinh tế vùng và và liên vùng trong bối cảnh hội nhập khu vực.

Liên kết vùng và liên vùng là chiến lược quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách phát triển, lôi kéo các vùng miền xa xôi vào xu thế phát triển kinh tế chung của cả nước Trung Quốc trong quá trình mở cửa.

Trong giai đoạn đầu, bằng việc tập trung phát triển các tỉnh ven biển để tận dụng cơ hội trong hội nhập quốc tế, Trung Quốc muốn tạo hiệu ứng cho các vùng miền khác nằm sâu trong nội địa phát triển bằng hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ của tự do thương mại cùng với vai trò dẫn dắt của chính phủ thông qua đầu tư kết nối hạ tầng, kết nối các vùng trọng điểm, các cực tăng trưởng, kết nối nguồn lực.

Đặc biệt, để giúp các tỉnh miền Tây nằm sâu trong lục địa vốn gặp rất nhiều khó khăn liên kết với các tỉnh miền Đông, chính phủ trung ương và chính quyền các địa phương Trung Quốc đã phát triển các hướng liên kết vùng xuyên biên giới, cụ thể là liên kết kinh tế với các nước trong Tiểu vùng Mê kông, thông qua khu vực này để hướng ra biển.

Vân Nam là một trong những ví dụ điển hình của chiến lược liên kết này của Trung Quốc. Đây là đầu mối kết nối Trung Quốc với các vùng với vùng Đông Nam Á và Nam Á nhờ có đường biên giới Myanmar, Lào và Việt Nam. Với tài nguyên thiên nhiên giàu có và dòng sông lớn Mê kông, Vân Nam có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế và liên kết kinh tế ngoại vùng, liên vùng và trên thực tế đã tham gia vào nhiều chương trình liên kết hợp tác kinh tế tiểu vùng và khu vực như Chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mê kông mở rộng.

Các ngành công nghiệp chủ lực của Vân Nam bao gồm: công nghiệp thuốc lá, công nghiệp khai khoáng, năng lượng, công nghiệp sinh học, du lịch v.v. đã được khai thác hiệu quả, để liên kết kinh tế Vân Nam với các nước trong khu vực.

Liên kết kinh tế vùng đã giúp Malaysia giải quyết tốt vấn đề bất bình đẳng sắc tộc, tạo điều kiện cho các vùng xa xôi phát huy các tiềm năng sẵn có về nông nghiệp và du lịch, từ đó tạo nên một đất nước Malaysia phát triển cân đối và hiện đại. Trong các kế hoạch phát triển dài hạn, chính phủ Malaysia đã xác định những tuyến liên kết vùng chủ yếu.

Ví dụ, kế hoạch Malaysia lần thứ 9 đặt mục tiêu phát triển 5 hành lang kinh tế khu vực trong giai đoạn 2006-2030 nhằm cân đối phát triển kinh tế - xã hội và địa lý giữa các vùng, các ban, giữa thành thị và nông thôn, hiện đại hóa và đa dạng hóa các nguồn lực phát triển kinh tế. Các thành hành lang kinh tế này đi qua các trung tâm đô thị lớn tạo nên các cực và trung tâm tăng trưởng kết nối với các vùng nông thôn. Tại những hành lang kinh tế và khu vực vùng, bang và liên bang.

Malaysia cũng thành lập các chính quyền phát triển khu vực ở các vùng kém phát triển như miền Nam Pahang, miền Đông Nam Johor , miền Nam Kelantan, miền Trung Terengganu, tạo cơ chế giúp các vùng miền này phát triển nhanh hơn, hội nhập hiệu quả hơn vào các vùng miền khác trên cả nước.

Tại Thái Lan, các vùng núi phía Bắc, Đông Bắc và các tỉnh miền Nam ẩn chứa nhiều vấn đề phát triển, thậm chí an ninh, xã hội phức tạp. Đây cũng là những khu vực nghèo nhất Thái Lan. Số lượng lớn nhất của người di cư đến Bangkok là từ vùng Đông Bắc. Tình trạng kém phát triển tương đối phổ biến ở các vùng biên giới Thái Lan khiến tăng cường hợp tác liên vùng với các nước láng giềng là một giải pháp quan trọng.

Đây cũng là điều thiết yếu nhằm ngăn chặn dòng chảy lao động bất hợp pháp và sử dụng có hiệu quả lao động. Định hướng này được dẫn dắt bằng chiến lược của chính phủ Thái Lan tham gia xây dựng các hành lang kinh tế trong Tiểu vùng Mê kông và Triển khai Chiến lược hợp tác Kinh tế ba dòng sông.

Sự kết hợp giữa nhà nước với thị trường trong thúc đẩy kết nối vùng và liên vùng còn được thể hiện rõ thông qua việc hình thành những khu liên hợp công nghiệp để tham gia vào mạng sản xuất. Các cụm công nghiệp sản xuất ô tô ở miền Đông Thái Lan là một ví dụ điển hình của xu thế liên kết vùng theo mạng sản xuất. Sự đổ bộ của các tập đoàn xe hơi hàng đầu thế giới như Toyota, Nissan, GM, BMV, Volvo... Đã góp phần đưa Thái Lan trở thành thủ phủ sản xuất ô tô hàng đầu châu Á.

Những cụm công nghiệp ô tô ở Thái Lan là một phần quan trọng trong mạng lưới sản xuất ôtô toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) với giá trị gia tăng tạo ra cao nhất Đông Nam Á. Với nguồn vốn và công nghệ chuyển giao từ các TNCs , những nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp ôtô đầu tiên đã được xây dựng ở Bangkok và Samutprakarn, sau đó là các tỉnh lân cận như Nakhon Ratchasima, Prachinburi, Chachoengsao, Chonburi, Rayong, Ayuttaya và Pathumthani.

Chính phủ Thái Lan cũng có các chương trình ưu  đãi thuế, nâng cấp hạ tầng cơ sở, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, đầu tư cho nguồn vốn con người (đội ngũ lao động lành nghề chi phí thấp)... để hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp ôtô trong nước. Ngoài ra để bắt kịp với xu hướng mới, Thái Lan đã triển khai những dự án phát triển liên vùng thông qua các chương trình xây dựng những hành lang kinh tế đi tắt, đón đầu.

Ví dụ, năm 2017, Bộ công nghiệp Thái Lan đã đưa ra những định hướng phát triển mới trong khu vực hành lang kinh tế phía đông trong Chiến lược Thái Lan 4.0 nhằm nắm bắt những cơ hội một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại.

Còn tiếp...