>>> Không minh bạch hóa thông tin, nông sản Việt sẽ bị ‘tuýt còi’

Theo ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ NN&PTNT, năm 2022, ngành NN&PTNT đã triển khai các nhiệm vụ với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, thực hiện đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo các giải pháp. Đặc biệt là với việc "đổi mới tư duy" để vượt qua khó khăn, thách thức từ các tình huống bất bình thường của thực tiễn sản xuất kinh doanh nên đã đạt các mục tiêu phát triển.

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản toàn ngành đạt 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021, thặng dư thương mại trên 8,5 tỷ USD.p/

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản toàn ngành đạt 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021, thặng dư thương mại trên 8,5 tỷ USD.

Cụ thể, giá trị gia tăng toàn ngành (GDP) đạt 3,36%, là mức tăng cao nhất trong nhiều năm gần đây. Trong đó, nông nghiệp tăng 2,88% (trồng trọt tăng 1,51%, chăn nuôi tăng 5,93%); thủy sản tăng 4,43%, lâm nghiệp tăng 6,13%; tỷ lệ che phủ rừng trên 42,02%. Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 73%.

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản toàn ngành đạt 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021, thặng dư thương mại trên 8,5 tỷ USD.  

Việt Nam tiếp tục có 11 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 7 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD. Đó là gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,92 tỷ USD; tôm 4,33 tỷ USD; cà phê 3,94 tỷ USD; gạo 3,49 tỷ USD; cao su 3,31 tỷ USD; rau quả 3,34 tỷ USD; hạt điều 3,07 tỷ USD. Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt 8,5 tỷ USD, tăng 30% so với năm ngoái.

Năm 2022 đã ghi dấu những nỗ lực đàm phán và hoàn thiện các thủ tục xuất khẩu xoài, thịt gà sang Hàn Quốc, bưởi, chanh ta sang New Zealand; lông vũ, yến, chanh leo, sầu riêng, khoai lang... sang Trung Quốc. Quả bưởi tươi là loại trái cây thứ 7 của nước ta được phép nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.

Với kết quả trên, lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản vẫn thể hiện vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế, ghi dấu những bứt phá về xuất khẩu nông sản.

Đánh giá về kết quả này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, năm 2022 ngành nông nghiệp đứng trước thách thức rất lớn, các chuỗi ngành hàng, thị trường tiêu thụ bị đứt gãy; thiên tai diễn biến phức tạp, song nông nghiệp vẫn có mức tăng cao nhất trong nhiều năm gần đây. Với kết quả này, chúng ta hoàn toàn có thể tự hào về những người làm nông nghiệp. Với sản lượng lúa 4,42 triệu tấn, chúng ta không chỉ đảm bảo tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu hơn 7 triệu tấn, với giá trị 2,49 tỷ USD. 

>>>Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc cần bổ sung thông tin

Chưa kể sản lượng rau màu, ngô đạt 24,5 triệu tấn; sản lượng thịt, trứng, sữa... đều đạt và vượt chỉ tiêu. Thủy sản đạt 9,26 triệu tấn, xuất khẩu đạt 11 tỷ USD. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu thì thị trường Mỹ chiếm 24,5%, Trung Quốc chiếm 19,5%, Nhật 8%, Hàn Quốc 4,7%, Philipinness 3,6%. 

 lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản vẫn thể hiện vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế, ghi dấu những bứt phá về xuất khẩu nông sản.

lLnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản vẫn thể hiện vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế, ghi dấu những bứt phá về xuất khẩu nông sản.

"Nếu chúng ta không đẩy mạnh tái cơ cấu theo chiều sâu thì không thể có cơ cấu thị trường đó. Với những kết quả này, sang năm 2023, chúng ta tin tưởng từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp gắn với chuyển đổi số thì xuất khẩu nông sản sẽ có bức tranh tốt hơn, sâu hơn" ,Thứ trưởng Tiến nói.

Năm 2023 dự báo nền kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: áp lực lạm phát và chi phí sản xuất tăng mạnh; biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, cực đoan hơn; sự thay đổi nhu cầu và phương thức tiêu dùng mới; đặc biệt là tác động từ xung đột Nga – Ukraine...

Mặc dù vậy, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn vẫn đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành năm 2023 đạt 3%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản là 54 tỷ USD; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 78%; ít nhất 270 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Để đạt được những mục tiêu đề ra, ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Phát triển mạnh thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản cả trong nước và xuất khẩu. Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng từng loại nông sản, gắn với phát triển hạ tầng logistics nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo chuỗi cung ứng thị trường trong nước.

Đồng thời, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối hệ thống tiêu thụ toàn cầu.