Vậy nhưng, tình trạng “ăn xổi” bằng cách cho phép xuất khẩu đá hoa trắng dạng thô vẫn còn diễn ra, thậm chí sản lượng ngày một tăng tại Nghệ An khiến nguồn tài nguyên quốc gia có nguy cơ cạn kiệt, doanh nghiệp tham gia chế biến mặt hàng này có nguy cơ đóng cửa.

 Nếu không có “hàng rào pháp lý” chặt chẽ thì nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản đá hoa trắng sẽ hiện hữu trong tương lai không xap/(ảnh chụp một điểm mỏ khai thác đá hoa trắng tại huyện Quỳ Hợp, Nghệ An)

Nếu không có “hàng rào pháp lý” chặt chẽ thì nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản đá hoa trắng sẽ hiện hữu trong tương lai không xa (ảnh chụp một điểm mỏ khai thác đá hoa trắng tại huyện Quỳ Hợp, Nghệ An)

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã phản ánh ở kỳ trước, giá trị thu lại từ 1 tấn đá hoa trắng thô trung bình chỉ được khoảng trên dưới 20 USD trong khi của đá trắng xay siêu mịn tương đương khoảng 90 - 100 USD (chênh lệch tương đương khoảng 4 - 5 lần).

Tại Nghệ An, chỉ tính riêng trong năm 2020 khối lượng xuất khẩu đá hộc trắng thô là 1,246 triệu tấn, thu được gần 24 triệu USD, nhưng lượng đá trắng xay thành bột siêu mịn xuất khẩu chỉ dừng lại ở gần 590 nghìn tấn thu lại 47 triệu USD.

Ông Phạm Văn Tám – Giám đố Công ty CP Tân Long cho rằng, về mặt chủ trương thì việc cấm xuất nguyên liệu thô đá hoa trắng đã được TW ban hành, chỉ đạo.

Tuy nhiên, chẳng hiểu vì lý do gì, trong những năm qua, lượng hàng đá hoa trắng dạng thô từ các điểm mỏ ở huyện Quỳ Hợp vẫn ồ ạt đi về cảng Cửa Lò (Nghệ An), cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa)…

Trong khi đó, lợi nhuận cũng như ngân sách thu về từ việc xuất khẩu thô rất thấp, thậm chí là quá lãng phí. Chưa kể, tại các điểm mỏ mà nhà nước cấp phép khai thác đang phung phí một khối lượng lớn đá vụn sau khai thác đang bị các doanh nghiệp bỏ đi.

gfdg

Đá hoa trắng dạng thô đang được tập kết tại cảng Cửa Lò (Nghệ An) để xuất khẩu đi các nước

Đại diện một số doanh nghiệp tham gia đầu tư công nghệ chế biến đá trắng siêu mịn trên địa bàn Nghệ An cũng cho biết, với cơ chế quản lý, điều hành như hiện nay đang khiến cho nguồn tài nguyên đá hoa trắng đang dần cạn kiệt.

“Doanh nghiệp đầu tư hàng trăm tỷ đồng để lắp đặt công nghệ, nhà xưởng… nhằm đón đầu trong lĩnh vực chế biến đá hoa trắng thành sản phẩm tinh chế siêu mịn. Tuy nhiên, do cách quản lý hiện nay đang “bật đèn xanh” cho doanh nghiệp xuất khẩu thô trực tiếp ra nước ngoài nên tạo ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh.

Nếu chúng ta không khống chế ngay từ bây giờ thì vĩnh viễn chúng ta sẽ mất đi một khối lượng lớn nguồn tài nguyên vô giá mà chẳng biết đến khi nào mới có thể tái tạo lại được. Chưa kể, doanh nghiệp tham gia đầu tư công nghệ chế biến loại khoáng sản này thành sản phẩm siêu mịn để xuất khẩu đang có nguy cơ khan hiếm nguồn nguyên liệu đầu vào” – Đại diện một doanh nghiệp chuyên chế biến đá siêu mịn xuất khẩu trên địa bàn Nghệ An cho biết.

Được biết, hiện trên địa bàn Nghệ An có khoảng gần 20 doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ chế biến đá hoa trắng siêu mịn. Trong khi đó, do cơ chế quản lý của địa phương, cách điều hành của các Bộ, ngành TW còn nhiều bất cấp như trong thời gian qua thì tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 02 ngày 25/4/2011 chẳng biết khi nào mới có thể cụ thể hóa vào thực tiễn.