Cho đến cuối năm! Đó là thỏa thuận thanh toán được trì hoãn từ các chính phủ G20 cho các nước nghèo bao gồm tiền nợ gốc và tiền trả lãi. Theo ước tính, số tiền lên đến hơn 20 tỷ đô la này sẽ được dùng cho việc cải thiện hệ thống y tế, mua sắm thiết bị và chống lại đại dịch COVID-19 tại các nước này.

G20 đã đồng ý “trì hoãn” các khoản thanh toán nợ cho một số quốc gia nghèo nhất thế giới.

G20 đã đồng ý “trì hoãn” các khoản thanh toán nợ cho một số quốc gia nghèo nhất thế giới.

Nhóm các quốc gia nào sẽ được giãn nợ? Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới và Liên Hợp Quốc, tất cả những quốc gia có mặt trong các khoản thanh toán dịch vụ nợ cho Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), bao gồm 76 quốc gia thuộc Hiệp hội các nước đang phát triển (IDA) cộng với Angola, trong đó có 40 nước tại vùng sa mạc miền Nam châu Phi.

Sáng kiến này, được hỗ trợ bởi Câu lạc bộ chủ nợ Paris và đây là một phần trong các nỗ lực phối hợp toàn cầu nhằm thúc đẩy các nền kinh tế đang phải đối mặt với sự suy thoái sâu sắc nhất kể từ cuộc “Đại suy thoái” những năm 1930.

Một số quốc gia như là Trung Quốc và Ả Rập Saudi, nằm trong G20 nhưng không thuộc G7, là những người cho vay đáng kể đối với các nước đang phát triển. G7 sẵn sàng tạm hoãn việc thanh toán nợ nhưng phải có sự đồng ý của toàn bộ các chủ nợ chính thức trong G20 và cũng như được sự nhất trí của Câu lạc bộ chủ nợ Paris.

Jubilee Debt Campaign, tổ chức từ thiện có trụ sở tại Vương quốc Anh đã mô tả động thái này chỉ là những bước đầu tiên và hy vọng sẽ còn những bước tiếp theo nhiều hơn nữa. Đó chỉ là một sự “trì hoãn tạm thời” của các nước G20 đối với các “con nợ” khó khăn nhất thế giới. Và tất nhiên, các khoản thanh toán đó sẽ phải được thực hiện trong năm 2020.

Jubilee cho rằng, với thỏa thuận này các nước nghèo vẫn sẽ phải chi trả từ 12 tỷ đến 14 tỷ đô la trong các khoản thanh toán nợ song phương của 77 quốc gia này. Bên cạnh đó, họ cũng kêu gọi các nước trong nhóm G20 “xóa nợ” thay vì “giãn nợ” như trong kế hoạch.

Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz gọi động thái này là một hành động đoàn kết quốc tế với khía cạnh lịch sử và nói thêm rằng điều này sẽ cho phép các quốc gia nghèo nhất thế giới đầu tư vào y tế và chăm sóc sức khỏe ngay lập tức.

Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz tại cuộc họp của G20.

Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz tại cuộc họp của G20.

Vốn dĩ, các quốc gia nghèo này đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19. Một phần là do họ có hệ thống y tế yếu kém và lạc hậu, một phần là do nền kinh tế bị suy thoái theo hướng chung của toàn cầu.

Kristalina Georgieva, giám đốc điều hành IMF hoan nghênh quyết định cực kỳ nhanh chóng của G20 trong việc giảm giãn nợ. Trong một tài liệu mới của IMF, bà nói rằng việc giảm, giãn nợ là vì lợi ích của tất cả cộng đồng toàn cầu.

Georgieva, trong một tuyên bố với các nhà lãnh đạo G20, cũng nói rằng IMF đang khẩn trương tìm kiếm khoảng 18 tỷ đô la cho Quỹ Giảm nghèo và Tăng trưởng cho các nước nghèo. Ngoài ra, đang khám phá việc sử dụng quyền rút vốn đặc biệt để tăng thêm dư nợ 1 nghìn tỷ đô la trong khả năng cho vay.

Kristalina Georgieva, giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Kristalina Georgieva, giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Trước đó một ngày, IMF thông qua một khoản viện trợ khẩn cấp cho 25 quốc gia nghèo và dễ bị tổn thương nhất thế giới, trong đó phần lớn là các nước tại châu Phi. Một phần để giúp các nước này giảm nợ, một phần để họ có kinh phí trong việc đối phó với tác động của đại dịch COVID-19.