>> Chiến sự Nga - Ukraine: Ba yếu tố tác động đến cục diện

Binh sĩ Đức đứng trước xe tăng Leopard tại Munster, tây bắc nước này, hồi tháng 7/2022. Ảnh: AFP

Binh sĩ Đức đứng trước xe tăng Leopard vào tháng 7/2022. Ảnh: AFP

Sau nhiều tuần Ba Lan và các thành viên NATO khác gây áp lực buộc Đức phải cho phép gửi xe tăng Leopard 2 tới Ukraine, phát ngôn viên chính phủ Đức Steffen Hebestreit thông báo nước này sẽ chuyển 14 xe tăng chủ lực Leopard 2 trong biên chế cho Ukraine, đồng thời phê duyệt đề nghị của các nước đối tác nhằm tái xuất khẩu loại xe tăng này đến quốc gia Đông Âu.

“Đây là kết quả của các cuộc tham vấn chuyên sâu diễn ra với các đồng minh quốc tế và châu Âu gần gũi nhất của Đức,” một tuyên bố của chính phủ Đức cho biết. Dự kiến, việc huấn luyện cho binh lính Ukraine sẽ bắt đầu được thực hiện ở Đức. Ngoài huấn luyện, gói viện trợ này cũng sẽ bao gồm hậu cần, đạn dược và bảo trì hệ thống.

Ukraine sẽ sớm sở hữu một loại xe tăng hiện đại, giúp tăng cường đáng kể kho vũ khí của họ trước cuộc giao tranh trên bộ mới được dự đoán vào mùa xuân năm nay. Trước đó, các quan chức của Ukraine cũng dự kiến Nga sẽ tiến hành một cuộc tấn công vào bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian từ cuối tháng 1 đến tháng 3/2023. Kiev cũng kỳ vọng rằng các phương tiện do phương Tây cung cấp trong thời gian tới sẽ có tác động mạnh lên diễn biến cuộc chiến tranh ở khu vực miền Đông.

Giống như các hệ thống pháo và tên lửa trước đó, xe tăng của Đức có thể tấn công mạnh vào quân đội Nga trong một cuộc tấn công trên bộ. Do đó, xe tăng Leopard 2 có thể giúp Ukraine chiếm ưu thế trên chiến trường.

>> Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine sắp thay đổi chiến thuật

Thiết giáp Bradley được chuyển tới Garkalne, Latvia vào tháng 2/2017. Ảnh: Reuters.

Thiết giáp Bradley được chuyển tới Garkalne, Latvia vào tháng 2/2017. Ảnh: Reuters.

Theo ông Uwe Jun, chuyên gia tại Đại học Trier ở Đức phân tích, đợt trợ giúp mới nhất của Đức cũng nói lên hai điều. Đầu tiên, các quốc gia châu Âu đã không lo ngại về việc vi phạm “lằn ranh đỏ” của Nga. Thứ hai, các thành viên NATO đang dần ít lo ngại hơn về việc bị chính Nga tấn công trong tương lai khi họ đang chuyển giao vũ khí mà họ sẽ cần gấp trong trường hợp xảy ra xung đột.

"Điều này có thể thấy trong quyết định của Hà Lan khi gửi tất cả pháo Cesar; hay trong quyết định của Na Uy khi gửi một lượng lớn xe tăng Leopard 2. Cả hai đều là minh chứng cho điều này", chuyên gia này đánh giá.

Một số chuyên gia quân sự cho biết, khối lượng viện trợ khổng lồ của NATO là không thể tránh khỏi và chắc chắn giới tinh hoa Moscow sẽ cân nhắc mức độ ủng hộ lâu dài của họ dành cho Tổng thống Putin nếu điều này kéo dài.