Quan điểm của Grab tại phiên tòa do Vinasun khởi xướng

Hùng Lam 06/02/2018 10:55

Tòa án Nhân dân TP HCM đang xét xử vụ kiện tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa Vinasun và bị đơn là Công ty Trách nhiệm hữu hạn GrabTaxi Việt Nam.

Vinasun kiện Grab đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với khoản lợi nhuận bị sụt giảm hơn 40 tỷ đồng trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017. Trong đơn kiện, Vinasun cho rằng khoản lợi nhuận bị sụt giảm là do hoạt động kinh doanh trái pháp luật ở Việt Nam của Grab gây ra.

Đại diên Grab tại phiên tòa

Đại diện Grab cho rằng Vinasun kiện là không có cơ sở, vì không đưa ra cách tính thiệt hại

Tại phiên tòa sáng nay, rất đông tài xế xế Vinasun, Mai Linh tập trung xung quanh khu vực xét xử. 

Trước đó, vào cuối năm 2017, Vinasun tuyên bố tiếp tục thu thập chứng cứ và sẽ theo đuổi vụ kiện Uber, Grab đến cùng.

Hãng cho biết có nhiều cơ sở để khởi kiện, trong đó cơ sở chính là dựa trên quy định của pháp luật. Ví dụ, trường hợp cạnh tranh thông qua hình thức phá giá. Việt Nam có Nghị định 37/2006 quy định rõ về việc khuyến mại không quá 90 ngày/năm, một chương trình không quá 40 ngày. 

LS Nguyễn Hải Vân - Đại diện quyền lợi cho Vinasun

LS Nguyễn Hải Vân - Đại diện quyền lợi cho Vinasun

"Điều 9, Nghị định 37 quy định: bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó: 1. Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào phải tuân thủ quy định tại Điều 6 Nghị định này. 2. Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định giá cụ thể. 3. Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu. 4. Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày trong một năm; một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 (bốn mươi lăm) ngày. 5. Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ".

Đại diện Vinasun trình bày tại tòa

Đại diện Vinasun khẳng định: Grab tổ chức khuyến mại tràn lan, vượt quá quy định của pháp luật

Trong khi đó, Uber và Grab tổ chức khuyến mại tràn lan, vượt quá quy định.

Tại tòa, đại diện của GrabTaxi cho rằng Vinasun kiện là không có cơ sở, vì không đưa ra cách tính thiệt hại. GrabTaxi chỉ thực hiện theo quyết định thí điểm ngày 7/1/2016 của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), sau khi có ý kiến đồng ý của Thủ tướng. Hiện nay, ngoài Grab Việt Nam, còn có 9 đơn vị khác cùng tham gia thí điểm. Phía GrabTaxi nói nếu Vinasun muốn kiện thì hãy kiện Bộ GTVT.

Grab cũng đề nghị tòa đình chỉ giải quyết vụ kiện hoặc không đình chỉ thì bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

DĐDN tiếp tục cập nhật

Trước ngày hầu tòa, Grab nói cáo buộc của Vinasun chưa thuyết phục

Bà Nguyễn Thu An, Giám đốc truyền thông Grab Việt Nam khẳng định sẽ hợp tác, cung cấp thông tin để tòa án xem xét và xử lý nhưng cũng nói rằng cáo buộc và yêu sách của Vinasun là chưa thuyết phục và không hợp lý.

Grab cho rằng việc triển khai thí điểm xe hợp đồng điện tử (dịch vụ GrabCar) của Grab Việt Nam được thực hiện theo Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 7/1/2016 của Bộ Giao thông Vận tải ban hành, sau khi có ý kiến đồng ý của Thủ tướng. Hiện nay, ngoài Grab Việt Nam, còn có 9 đơn vị khác cùng tham gia thí điểm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quan điểm của Grab tại phiên tòa do Vinasun khởi xướng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO