Quảng Ninh: Gỡ khó cho cấp mã vùng nuôi trồng thuỷ sản tại Vân Đồn

Diendandoanhnghiep.vn Mã vùng nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) được coi là “tấm vé thông hành” để thuỷ sản có thể tiêu thụ trong nước với giá trị cao. Tuy nhiên đến nay, việc cấp mã vùng NTTS tại Vân Đồn (Quảng Ninh) còn thấp.

>>> Quảng Ninh: Đẩy mạnh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại vào cuối năm

>>> Quảng Ninh: Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ

Gặp khó…

Trong sản xuất nông nghiệp, mã số vùng nuôi, trồng được hiểu là mã định danh cho một vùng sản xuất. Các vùng sản xuất có mã số là minh chứng về sản xuất theo quy trình, đảm bảo ATTP, có nguồn gốc, qua đó cơ quan quản lý, khách hàng thu mua nông sản theo dõi, kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát sinh vật gây hại, truy xuất nguồn gốc nông sản.

Huyện Vân Đồn, đây được biết đến là địa phương có diện tích mặt nước biển lớn, với gần 4.000ha NTTS

Huyện Vân Đồn, đây được biết đến là địa phương có diện tích mặt nước biển lớn, với gần 4.000ha NTTS

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, toàn tỉnh hiện đang tập trung cấp mã vùng NTTS, cấp mã số đối tượng nuôi chủ lực cho các cơ sở NTTS. Hầu hết các cơ sở NTTS lớn trên địa bàn tỉnh đều có khá đầy đủ các giấy chứng nhận liên quan mã vùng NTTS. Đối với các cơ sở NTTS nông hộ, quy mô nhỏ cũng đang được các ngành chức năng triển khai cấp mã vùng.

Dù đã rất nỗ lực trong việc triển khai cấp mã vùng NTTS nhưng tại một số địa phương, việc cấp mã vùng còn gặp không ít khó khăn. Như tại huyện Vân Đồn, đây được biết đến là địa phương có diện tích mặt nước biển lớn, với gần 4.000ha NTTS, chủ yếu là nuôi các loại nhuyễn thể ngao, hàu, tập trung tại các xã Bản Sen, Hạ Long, Thắng Lợi, Đông Xá, Ngọc Vừng, Quan Lạn.

Toàn huyện Vân Đồn huyện có khoảng 1.000 hộ NTTS. Tính đến tháng 8/2022, mới có 62 cơ sở NTTS trên địa bàn huyện được Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ninh thực hiện cấp giấy xác nhận NTTS (cấp mã số) lồng bè, đối tượng nuôi thủy sản chủ lực.

Người lao động thu hoạch hàu tại Vân Đồn

Người lao động thu hoạch hàu tại Vân Đồn

Theo ông Nguyễn Quang Ninh - Phó Chủ tịch UBND xã Bản Sen (huyện Vân Đồn) cho biết, xã Bản Sen hiện có 150 hộ NTTS. Tuy nhiên, đến nay mới có 22 hộ đăng ký cấp giấy xác nhận NTTS. Huyện đã hỗ trợ và cấp giấy xác nhận NTTS cho 16/22 hộ đăng ký này. Số hộ nuôi còn lại đều không đủ điều kiện cấp mã số.

Thực tế hiện nay, để được cấp giấy xác nhận NTTS, đối tượng nuôi thủy sản chủ lực, các hộ nuôi phải có đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng giao, cho thuê đất/mặt nước. Tuy nhiên, phần lớn số hộ NTTS trên địa bàn huyện Vân Đồn đều không đủ điều kiện theo quy định hiện hành này.

>>> Quảng Ninh: Số hóa tạo bứt phá cho du lịch thông minh

>>> Quảng Ninh: Quyết tâm gỡ cảnh báo “thẻ vàng” IUU

Theo ông Nguyễn Quang Ninh, nhiều hộ NTTS trên địa bàn cũng có nguyện vọng được thuê mặt nước để NTTS, qua đó đủ điều kiện đăng ký cấp mã số. Tuy nhiên, việc xác định đường ranh giới ngoài đối với vùng biển 3 hải lý, vùng biển 6 hải lý của đất liền mới chỉ được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố cuối tháng 4/2022. Do vậy, xã Bản Sen chưa thể triển khai việc cho thuê mặt nước NTTS cho các hộ nuôi trên địa bàn.

Đẩy mạnh việc cấp mã vùng NTTS

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, phát triển kinh tế thủy sản hiện chưa phát huy hết tiềm năng, hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân là công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch vùng nuôi, công tác giao, cho thuê mặt nước chưa được các địa phương quan tâm đúng mức. Hiện mới có 8/11 địa phương ven biển lập quy hoạch chi tiết nuôi thủy sản mặn, lợ, trong đó có huyện Vân Đồn. Mặc dù vậy, địa phương này mới chỉ quy hoạch chi tiết được một phần mặt biển để làm cơ sở thực hiện giao, cho thuê mặt biển với hoạt động NTTS.

Cũng theo Sở này, trên cơ sở quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng huyện, các địa phương cần phối hợp với ngành Nông nghiệp, ngành chức năng rà soát, phân vùng chức năng không gian biển, xác định rõ những khu vực có khả năng NTTS theo từng loại nuôi cụ thể; xây dựng phương án giao khu vực biển theo quy định của Nghị định 11/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Qua đó, góp phần tăng cường công tác quản lý, phát triển bền vững NTTS trên biển.

có 62 cơ sở NTTS trên địa bàn huyện được Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ninh thực hiện cấp giấy xác nhận NTTS lồng bè, đối tượng nuôi thủy sản chủ lực

Huyện Vân Đồn hiện mới có 62 cơ sở NTTS được Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ninh thực hiện cấp giấy xác nhận NTTS lồng bè, đối tượng nuôi thủy sản chủ lực

Trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển của Quảng Ninh, thủy sản được định hướng là ngành kinh tế quan trọng. Mục tiêu đến năm 2030, thủy sản chiếm khoảng 2% GRDP toàn tỉnh và khoảng 60% GRDP toàn ngành Nông nghiệp của tỉnh. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá cố định đạt trên 10.700 tỷ đồng (chiếm khoảng 60% toàn ngành nông nghiệp), bình quân tăng trưởng 6,3%/năm.

Như vậy, việc cấp mã cho các vùng sản xuất nông nghiệp, trong đó có nuôi trồng thuỷ sản là yêu cầu tất yếu để nông nghiệp hội nhập kinh tế số, khẳng định chất lượng, giá trị trong thị trường tiêu thụ trong nước. Đồng thời, có cơ hội xuất khẩu đến các thị trường nước ngoài.

Theo đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vân Đồn, hoạt động NTTS của địa phương chủ yếu là nuôi biển. Do vậy, việc xác định đường ranh giới ngoài của vùng biển 3 hải lý, vùng biển 6 hải lý được cho là cơ sở để phân định ranh giới giữa phạm vi điều chỉnh của pháp luật về đất đai và pháp luật về giao khu vực biển, giữa quản lý đất đai và quản lý khu vực biển. Do vậy, sau khi tỉnh Quảng Ninh xây dựng xong quy hoạch vùng NTTS trên biển trên cơ sở đường ranh giới ngoài của vùng biển 3 hải lý, vùng biển 6 hải lý mới được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, huyện Vân Đồn sẽ tiến hành các thủ tục cho thuê mặt nước để NTTS cho các hộ nuôi trên cơ sở quy hoạch được duyệt. Từ đó sẽ đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng NTTS cho các hộ nuôi trên địa bàn.

Theo ông Đỗ Đình Minh - Giám đốc Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ tăng cường thẩm định, cấp các mã vùng nuôi, mã cho cơ sở chế biến an toàn. Đồng thời, xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, nuôi trồng làm nền tảng để sản phẩm thủy sản Quảng Ninh có thể tiếp cận các thị trường khó tính song mang lại giá trị cao. Đặc biệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ rà soát, hoàn thiện các thông số không gian biển, tích hợp vào quy hoạch chung, tiến tới số hóa mặt nước.

Đại diện Công ty CP XNK Quảng Ninh cho biết, việc cấp mã vùng NTTS sẽ đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, độ an toàn và nguồn gốc sản phẩm. Bên cạnh đó, việc cấp mã vùng NTTS còn làm thay đổi nhận thức, hành động của người dân, doanh nghiệp trong việc nâng cao năng suất, diện tích, chất lượng và đầu ra cho sản phẩm.

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ninh: Gỡ khó cho cấp mã vùng nuôi trồng thuỷ sản tại Vân Đồn tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711615316 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711615316 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10