Quốc hội thông qua Luật Thư viện: Bổ sung loại hình thư viện ngoài công lập

Anh Duy 21/11/2019 15:38

Với 91,51% số Đại biểu tán thành, Luật Thư viện vừa chính thức được Quốc hội thông qua. Theo đó, bổ sung loại hình thư viện ngoài công lập đồng thời cho phép liên thông thư viện.

Với 442/446 Đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, chiếm 91,51% tổng số Đại biểu, Quốc hội đã thông qua Luật Thư viện.

Luật Thư viện gồm 6 chương, 52 điều, quy định về thành lập, hoạt động thư viện; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thư viện quản lý nhà nước về thư viện.  

Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020 và được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động thư viện hoặc có liên quan đến hoạt động thư viện trên lãnh thổ Việt Nam.

Trước đó, Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự án Luật Thư viện, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình nêu ý kiến, đề nghị bổ sung quy định cụ thể các mô hình thư viện cơ sở giáo dục và thư viện cơ sở giáo dục phổ thông có nhiệm vụ “tổ chức hoạt động đọc sách bắt buộc”.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngày mai (22/11), Quốc hội bỏ phiếu kín miễn nhiệm Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến

    15:43, 21/11/2019

  • "Có lãnh đạo Bộ gây sức ép với Đại biểu Quốc hội khi phát biểu trái quan điểm Bộ"

    11:01, 21/11/2019

  • Quốc hội thông qua Bộ Luật Lao động: "Chốt" giữ giờ làm việc bình thường, tăng giờ làm thêm với ngành nghề đặc biệt

    09:01, 20/11/2019

  • Đại biểu Quốc hội: Xác định rõ cơ chế chia sẻ từng loại rủi ro của dự án PPP

    11:21, 19/11/2019

  • [QUỐC HỘI TUẦN NÀY] Tập trung công tác lập pháp và nhân sự

    06:31, 18/11/2019

Thứ nhất, bổ sung loại hình thư viện ngoài công lập

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, những nội dung này liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông, thuộc trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục, người dạy trong các cơ sở giáo dục. 

“Do đó, Luật đã quy định nguyên tắc về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân làm cơ sở để Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn phù hợp thực tiễn, bảo đảm tính khả thi của Luật Thư viện”, Chủ nhiệm Phan Thanh Bình nêu rõ. Theo đó, có 6 điểm mới nổi bật.

Cụ thể, thứ nhất, thư viện được tổ chức theo hai mô hình là thư viện công lập và thư viện ngoài công lập.

Thư viện công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu được tổ chức theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc phù hợp với mô hình của cơ quan chủ quản.

Thư viện ngoài công lập sẽ do tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhận nước ngoài, công đồng dân cư đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp hoặc mô hình khác.

Thứ hai, ngày 21/4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Theo đó, lần đầu tiên, ngày 21/4 hàng năm được đưa vào Luật Thư viện trở thành Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam nhằm phát triển một xã hội có thói quen, văn hóa đọc.

Thứ ba, mở rộng đối tượng được thành lập thư viện

Cụ thể, Luật Thư viện mới đã mở rộng, xã hội hóa hoạt động thành lập thư viện. Theo đó, không chỉ dừng lại ở các tổ chức của Việt Nam mà mọi tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cứ đều có quyền thành lập thư viện ngoài công lập khi đáp ứng đủ các điều kiện cụ thể.

Thứ tư, xây dựng và cung cấp dịch vụ thư viện số

Cụ thể, thư viện số là thư viện hoặc bộ phận của thư viện có tài nguyên thông tin được xử lý, lưu giữ dưới dạng số mà người sử dụng truy cập và khai thác thông qua thiết bị điện tử và không gian mạng.

Xây dựng cơ sở dữ liệu, thư viện số là chức năng, nhiệm vụ của tất cả các loại hình thư viện.

Việc phát triển tài nguyên thông tin số được dựa trên cơ sở thu thập tài liệu số hoặc số hóa tài liệu của thư viện. Người sử dụng được cung cấp quyền truy cập trực tiếp tới tài nguyên thông tin số và các dạng khác.

Thứ năm, đẩy mạnh liên thông giữa các thư viện

Theo đó, liên thông thư viện là một trong những điểm mới của Luật, theo đó, đây là hoạt động liên kết, hợp tác giữa các thư viện nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên, tiện ích, kết quả xử lý và các sản phẩm, dịch vụ thư viện.

Thực hiện liên thông là nguyên tắc hoạt động chung của cả thư viện công lập và thư viện ngoài công lập (khoản 4 Điều 24). Tài nguyên thông tin được xây dựng từ ngân sách Nhà nước phải được liên thông, chia sẻ giữa các thư viện.

Đặc biệt, Luật Thư viện nhấn mạnh liên thông giữa các thư viện phải phù hợp với quy mô và đối tượng phục vụ nhằm bảo đảm sự liên thông trong tra cứu thông tin thay vì quy định chung chung như trước. 

Thứ sáu, định kỳ hàng năm đánh giá hoạt động thư viện 

Theo đó, việc đánh giá hoạt động thư viện được thực hiện đối với tất cả các loại thư viện nhằm mục đích phục vụ công tác quản lý Nhà nước về thư viện và nâng cao hoạt động thư viện.

Định kỳ hàng năm tất cả các thư viện đều phải đánh giá hoạt động theo Tiêu chuẩn quốc gia về Bộ chỉ số văn hóa hoạt động thư viện TCVN 11774:2016 ISO 11620:2014.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quốc hội thông qua Luật Thư viện: Bổ sung loại hình thư viện ngoài công lập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO